Tại sao phụ nữ thích đi ngủ với tư thế "kẹp chăn" giữa 2 chân? Nhiều người khi biết sẽ tiếc vì không làm theo

Có người không kẹp chăn mà dùng một chiếc gối để thay thế.

Kẹp chăn ở chân không được ghi nhận như một thói quen phổ biến so với kẹp gối hay ôm chăn. Tuy nhiên, nó có thể chiếm một tỷ lệ nhỏ (ước tính dưới 10-15%) trong số những người ngủ nghiêng, dựa trên sự tương đồng với thói quen kẹp gối giữa 2 chân khi ngủ.

Tiểu Lệ (29 tuổi), một cô gái mới đến lập nghiệp tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc). Hàng ngày, cô tất bật với công việc và cuộc sống. Buổi tối, khi trở về căn phòng trọ nhỏ hẹp, Tiểu Lệ luôn mong muốn tìm thấy một chút bình yên và thư giãn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cô có một thói quen ngủ không nhiều người biết, đó là khi ngủ luôn kẹp chăn giữa hai chân. Thói quen này bắt nguồn từ khi cô còn nhỏ. Mỗi khi Tiểu Lệ cảm thấy bất an hay cô đơn, mẹ cô thường bảo cô kẹp chăn khi ngủ. Bà nói rằng làm như vậy sẽ mang lại cảm giác an toàn. Giờ đây, thói quen ấy đã theo Tiểu Lệ nhiều năm. Mỗi khi đêm khuya thanh vắng, cô lại vô thức kẹp chăn, như thể tìm lại được chút ấm áp và an ủi đã mất từ lâu.

Một hôm, trong lúc trò chuyện với nhóm bạn thân, Tiểu Lệ tình cờ nhắc đến thói quen này. Không ngờ, câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt này lại nhận được sự đồng cảm của các bạn cô. Hóa ra, cũng có nhiều người trong số họ có hành vi "kẹp chăn" tương tự. Có người không kẹp chăn mà dùng một chiếc gối để thay thế. Mọi người đều cho rằng tư thế ngủ này giúp họ tìm thấy sự yên tĩnh và thoải mái trong cuộc sống.

Kẹp chăn khi ngủ có lợi ích gì?

1. Giảm áp lực lên cơ bắp: Khi nằm nghiêng, hai chân dễ tạo thành khe hở. Chân bên trên do tác dụng của trọng lực có thể đè lên các mô mềm của chân bên dưới, gây căng cơ. Kẹp chăn có thể lấp đầy khe hở này, giảm áp lực lên chân bên trên, giúp cơ chân được thư giãn hoàn toàn trong khi ngủ.

2. Cải thiện sức khỏe cột sống: Khi nằm nghiêng, xương chậu có thể bị nghiêng hoặc xoay do trọng lượng của chân bên trên, ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cột sống. Kẹp chăn giúp duy trì vị trí trung lập của cột sống. Nó làm giảm các vấn đề về cột sống do tư thế ngủ không tốt, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Ổn định thân nhiệt cơ thể: Nằm nghiêng kẹp chăn, một chân để lộ ra ngoài giúp tản nhiệt và thoát mồ hôi, giữ cho cơ thể mát mẻ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dễ đổ mồ hôi hoặc cảm thấy nóng bức vào ban đêm, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể.

4. Mang lại cảm giác thoải mái về mặt tâm lý: Kẹp chăn khi ngủ mang lại cảm giác được bao bọc và che chở. Nó giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Mặc dù kẹp chăn khi ngủ có thể là một tư thế thoải mái đối với một số người. Tuy nhiên duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe, chẳng hạn như nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục nếu chăn bị ướt hoặc kẹp quá chặt. Bạn nên điều chỉnh tư thế ngủ tùy theo tình trạng cá nhân, duy trì thói quen ngủ đa dạng để nâng cao chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý những điểm này trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn

Tại sao phụ nữ thích đi ngủ với tư thế

1. Sinh hoạt điều độ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy cố định hàng ngày giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học. Cơ thể sẽ dần thích nghi với chế độ ngủ đều đặn, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.

2. Tạo môi trường thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối, mát mẻ, sử dụng đệm, chăn, gối thoải mái, giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

3. Thư giãn tinh thần: Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như hít thở sâu, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ giúp giảm căng thẳng và lo lắng, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tránh tập thể dục cường độ cao hoặc xem các nội dung kích thích mạnh trước khi đi ngủ.

4. Hạn chế ăn uống: Tránh ăn trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc nhiều đường để giảm gánh nặng và khó chịu cho đường tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu bia để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

5. Điều chỉnh thói quen trước khi đi ngủ: Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, giảm thiểu ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn có thể đọc sách giấy hoặc thực hiện các hoạt động khác giúp thư giãn, chuẩn bị cho giấc ngủ.

Minh Anh

Thuốc lepodisiran – “Chìa khóa” tiềm năng giảm nguy cơ bệnh tim di truyền

Thuốc lepodisiran – “Chìa khóa” tiềm năng giảm nguy cơ bệnh tim di truyền

Thuốc lepodisiran là một trong số nhiều loại thuốc đang được thử nghiệm để điều trị chỉ số Lp(a) cao, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.