Tạm dừng thi công ga ngầm S12 tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội

Lãnh đạo thành phố và các bên liên quan đã có nhiều cuộc họp trước đó nhưng hiện gói thầu thi công hầm và ga ngầm chưa được thi công trở lại.

Ngày 21/9, UBND TP Hà Nội đã báo cáo HĐND thành phố về việc nhà thầu nước ngoài tạm dừng thi công toàn bộ gói thầu do vướng mắc mặt bằng và một số hộ dân bị ảnh hưởng chưa di dời trước ý kiến cử tri về tiến độ thi công ga ngầm S12 - đoạn ga Hà Nội.

Theo UBND TP Hà Nội, tháng 7/2021, nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella lấy lý do hiện còn vướng mặt bằng tại ga S11 (nhà 23 Quốc Tử Giám, Đống Đa) và các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm chưa được di dời (do khung chính sách đền bù chưa được phê duyệt) nên đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu (bao gồm ga S12).

  Nhà ga S12 (khu vực ga Hà Nội) đang tạm dừng thi công. Ảnh: Ngọc Thành.

Nhà ga S12 (khu vực ga Hà Nội) đang tạm dừng thi công. Ảnh: Ngọc Thành.

Lãnh đạo thành phố và các bên liên quan đã có nhiều cuộc họp để tháo gỡ khó khăn. Đến đầu tháng 8, Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành để tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề. Ban quản lý đường sắt Hà Nội (MRB) đã chủ động đàm phán với các nhà thầu để báo cáo thành phố nhưng hiện gói thầu thi công hầm và ga ngầm tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chưa được thi công trở lại.

Ga ngầm S12 là một trong bốn ga ngầm (ba ga còn lại S9, S10 và S11) của dự án, được quận Hoàn Kiếm bàn giao mặt bằng để quây rào thi công nửa phía Bắc từ giữa năm 2019. Trong quá trình thi công, nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella liên tục phát hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật được chôn ngầm dọc vỉa hè.

Tháng 9/2019 mặt bằng mới chính thức được bàn giao. Ga ngầm S12 phải thi công lần lượt theo từng nửa nhà ga. Bên cạnh việc đảm bảo giao thông cho phần đường còn lại không bị rào chắn, các đơn vị thi công cũng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các đơn vị và người dân quanh dự án.

Thanh Mai

Dịch COVID-19 biến dịch vụ 'mua ngay trả sau' trở thành ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD

Dịch COVID-19 biến dịch vụ 'mua ngay trả sau' trở thành ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD

Dịch vụ "mua ngay trả sau" tương tự như hình thức trả góp. Nó không mới, nhưng nhờ đại dịch COVID-19, nó đã thực sự bùng nổ.

Đọc nhiều nhất