Tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng ra sao bởi công việc của phụ huynh

Tạp chí Phụ nữ Mới xin chia sẻ bài viết của Stewart D. Friedman, giáo sư thực hành ngành quản trị của Wharton School, thuộc đại học Pennsylvania, Mỹ.

Các bậc cha mẹ hẳn đã có lần cảm thấy có lỗi khi bỏ lỡ một buổi đi chơi cùng con khi lịch trình công việc thay đổi vào phút cuối. Cảm thấy lo lắng vì làm con buồn có lẽ cũng là cảm giác thường gặp ở các bậc phụ huynh.

Thế nhưng không chỉ có vậy. Khoảng hai thập kỷ trước, trong một nghiên cứu thực hiện trên những người từ 25 tới 63 tuổi thuộc 900 ngành nghề ở khắp các lĩnh vực, tôi và Jeff Greenhaus thuộc Trường đại học Drexel đã khám phá ra mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống gia đình. Chúng tôi gọi hai khía cạnh cuộc sống này vừa là bạn, cũng vừa là thù.

Với tình trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần trong xã hội hiện nay, giờ có lẽ là thời điểm cần thiết để nhìn lại những ảnh hưởng khó lường lên con trẻ bởi công việc của phụ huynh.

Thuật ngữ
Thuật ngữ "Technoference" ám chỉ tới sự thiếu tương tác giữa cha mẹ và con cái khi phụ huynh bị xao nhãng hay quá chú tâm vào các thiết bị điện tử (Ảnh: Kinbox).

Những nghiên cứu này  giải thích về việc bọn trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực ra sao khi phụ huynh quá quan tâm đến các thiết bị công nghệ, hơn cả quan tâm đến con cái, hay được gọi bằng thuật ngữ “technoference”, đồng thời cũng chỉ ra những tác động nguy hại từ stress nơi công sở lên cuộc sống gia đình.

Hầu hết các nghiên cứu trước đó chỉ đề cập đến việc liệu người mẹ có đi làm hay không (mãi tới gần đây mới quan tâm về người cha), rằng phụ huynh làm toàn thời gian hay bán thời gian, lượng thời gian phụ huynh dành cho công việc so với thời gian dành cho trẻ.

Với nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề “bên trong” của công việc: những đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của sự nghiệp và gia đình, những can thiệp về mặt tâm lý của công việc lên cuộc sống gia đình (chẳng hạn như chúng ta vẫn nghĩ về công việc khi đang ở nhà cùng gia đình), mức độ liên quan của cảm xúc lên sự nghiệp và sự thận trọng cũng như mức độ kiểm soát tình trạng công việc.

Chúng tôi thấy rằng, tất cả những khía cạnh nghề nghiệp của cha mẹ đều sẽ có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Đó chính là chìa khóa chính cho sức khỏe tâm lý của con trẻ. Tuy nhiên cho tới giờ, những ảnh hưởng cụ thể của từ công việc của cha mẹ (không phải thời gian họ giành cho công việc) lên sức khỏe thần kinh ở trẻ vẫn chưa được ưu tiên nghiên cứu.

Đem công việc về nhà, ở bên con nhưng đầu óc vẫn nghĩ đến công việc có thể gây tác động xấu lên sức khỏe cảm xúc của chính con bạn (Ảnh minh họa).
Đem công việc về nhà, ở bên con nhưng đầu óc vẫn nghĩ đến công việc có thể gây tác động xấu lên sức khỏe cảm xúc của chính con bạn (Ảnh minh họa).

Với những gì đã nghiên cứu cho thấy, đối với cả cha lẫn mẹ, tinh thần của trẻ sẽ tốt hơn khi phụ huynh cho rằng gia đình nên được ưu tiên bất kể họ có dành bao nhiêu thời gian cho công việc. Đồng thời, bọn trẻ cũng cảm thấy tốt hơn khi các bậc cha mẹ coi công việc như một sự thử thách, sáng tạo và như một niềm vui. Bên cạnh đó, việc có bố mẹ quan tâm bên cạnh cũng khiến cảm xúc bọn trẻ được tốt hơn.

Trẻ em sẽ gặp những vấn đề trong ứng xử nếu người cha quá để tâm đến sự nghiệp, dù thời gian dành cho công việc nhiều hay ít. Và việc người cha để công việc ảnh hưởng vào thời gian cho gia đình, chẳng hạn như trí óc bận rộn khi quá để tâm vào các thiết bị điện tử, cũng liên quan đến những vấn đề về cách cư xử cũng như tâm trạng của trẻ. Mặt khác, nếu người cha làm tốt và cảm thấy hài lòng với công việc của mình, những vấn đề trong ứng xử của người con cũng ổn định hơn.

Còn đối với người mẹ, bọn trẻ sẽ ổn hơn nếu người mẹ có thể kiểm soát những gì xảy ra với con mình khi họ đang làm việc. Hơn nữa, khi người mẹ dành thời gian nghỉ ngơi hay chăm sóc bản thân mà không làm quá nhiều việc nhà thì bọn trẻ cũng có những kết quả tích cực.

Việc người mẹ quá bận với việc nhà khi ở bên con cũng có tác động xấu tới tâm sinh lý của con (Ảnh minh họa)
Việc người mẹ quá bận với việc nhà khi ở bên con cũng có tác động xấu tới tâm sinh lý của con (Ảnh minh họa)

Việc người mẹ ở nhà hay chỗ làm không quan trọng, quan trọng là họ dành thời gian rảnh của mình để làm gì khi ở nhà. Nếu người mẹ không ở bên trẻ mà dành thời gian chăm sóc bản thân thì không có tác động xấu tới bọn trẻ. Nhưng nếu người mẹ quá bận việc nhà, bọn trẻ xuất hiện các vấn đề trong cách hành xử.

Vì vậy theo nghiên cứu này, vai trò truyền thống của cha và mẹ hiển nhiên đổi chỗ cho nhau. Tuy nhiên phụ nữ vẫn là những người gánh vác gánh nặng trách nhiệm của việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dành thời gian chăm sóc bản thân thay vì quá bận tâm đến việc nhà giúp người mẹ chăm sóc con mình tốt hơn. Và người cha có thể giúp con trở nên vui vẻ hơn nếu quan tâm đến con và khi họ hài lòng với công việc.

Hãy dành thời gian
Hãy dành thời gian "chất lượng" bên con bạn một cách đúng nghĩa vì sức khỏe và tương lai của con (Ảnh minh họa)

Đáng mừng là những đặc điểm trong đời sống công việc của phụ huynh này, ở một mức nào đó, có thể kiểm soát và thay đổi. Vậy nên, nếu quan tâm đến những tác động của công việc lên sức khỏe của trẻ, chúng ta có thể và nên tập trung vào giá trị mà chúng ta đặt vào sự nghiệp và sắp xếp công việc để cs thể ở bên con, cả thể xác lẫn tinh thần. Có thể không cần dành nhiều giờ bên con, nhưng thời gian bên con phải “chất lượng”.

TM (theo Harvard Business)

Chiến lược dạy con

Chiến lược dạy con

Nguyễn Anh Khuê - Giám đốc một phòng giao dịch của Ngân hàng BIDV, chia sẻ về chuyện dạy con, mối quan tâm hàng đầu của chị.