Tăng cường kết nối công nghệ với sản xuất để kinh doanh hiệu quả trong các doanh nghiệp do nữ làm chủ

Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, rất cần có sự kết nối chặt chẽ giữa đội ngũ nữ trí thức và đội ngũ nữ doanh nhân để đưa công nghệ vào sản xuất, tạo nên những bước thay đổi lớn về năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo nên uy tín, thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Sáng 11/9, trong khuôn khổ của Chương trình Thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ tại nơi làm việc WeEmpowerAsia, Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Cơ quan Liên Hợp Quốc về trao quyền và bình đẳng giới cho phụ nữ UN Women tổ chức Hội thảo Kết nối công nghệ với sản xuất để kinh doanh hiệu quả trong các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Tổ chức đã lựa chọn tổ chức Hội thảo theo phương thức trực tiếp với các đại biểu tại Hà Nội và hình thức kết nối trực tuyến với các đại biểu ngoài Hà Nội.

Các đại biểu trao đổi và thảo luận trước khi diễn ra Hội thảo.
Các đại biểu trao đổi và thảo luận trước khi diễn ra Hội thảo.

Buổi Hội thảo tại Hà Nội có sự tham gia của GS.TS. Nguyễn Thị Doan – Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; bà Nguyễn Thị Tuyết Minh – Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, bà Nguyễn Kim Lan – Quản lý Chương trình WeEmpowerAsia tại Việt Nam cùng đại biểu tham dự trực tiếp và đại biểu đăng ký tham gia theo hình thức trực tuyến đến từ các bộ, ban, ngành và các hiệp hội trên địa bàn và bên ngoài Hà Nội.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhấn mạnh sự kết hợp giữa sản xuất, công nghệ và kinh doanh là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhấn mạnh sự kết hợp giữa sản xuất, công nghệ và kinh doanh là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhấn mạnh sự kết hợp giữa sản xuất, công nghệ và kinh doanh là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế. Nhận thức được điều này, từ năm 2013 – 2015, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức kết nối những nữ trí thức và doanh nhân qua dự án trên truyền hình có tên "Phụ nữ với nghiên cứu khoa học, thương mại hóa và sở hữu trí tuệ". Trong hai năm đó, Hội đã giới thiệu được 24 nhà khoa học nữ kết hợp với 24 doanh nhân do các nhà khoa học giới thiệu. Một số kết quả của dự án đã góp phần mang tới sự thành công cho các nhà khoa học trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu và sự phát triển của doanh nghiệp. 

Sang nhiệm kỳ II, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức 2 đơn vị trực thuộc là Trung tâm Đào tạo tại phía Nam có nhiệm vụ đào tạo, nâng cao trình độ cho các doanh nhân và Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và khởi nghiệp tại phía Bắc, giới thiệu trưng bày một số sản phẩm khoa học công nghệ và kết nối doanh nhân. Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ tại phía Bắc cũng có nhiều hoạt động để kết nối giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp và gần đây nhất là hoạt động đã kết nối các nhà khoa học trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Sao Thái Dương trong sản xuất bộ kit test xét nghiệm virus SARS-COV-2...

Hội thảo lần này là lần đầu tiên kết hợp với Hội đồng Doanh nhân nữ, Hội Nữ trí thức Việt Nam mong muốn Hội đồng doanh nhân nữ sẽ là cầu nối cho các nhà khoa học nữ của Hội Nữ trí thức Việt Nam đưa kết quả nghiên cứu khoa học đến với các nữ doanh nhân, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạo niềm tin cho người dân tự hào về các sản phẩm khoa học công nghệ của Việt Nam.

Bà Nguyễn Kim Lan – Quản lý Chương trình WeEmpowerAsia tại Việt Nam phát biểu và chia sẻ về Những nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) để thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Kim Lan – Quản lý Chương trình WeEmpowerAsia tại Việt Nam phát biểu và chia sẻ về Những nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) để thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam.

Hội thảo cũng được nghe phát biểu của đại diện Chương trình WeEmpowerAsia tại Việt Nam chia sẻ về những khó khăn, thiệt thòi của phụ nữ làm kinh tế và những hoạt động của tổ chức này để thúc đẩy quyền năng kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam.

Tại phiên thảo luận chung, các nhà khoa học nữ, các doanh nghiệp nữ đã chia sẻ những kinh nghiệm trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển doanh nghiệp đồng thời bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn có thêm nhiều cơ hội kết nối với các nhà khoa học nói chung và Hội Nữ trí thức nói riêng để đặt hàng, hợp tác, ứng dụng các nghiên cứu khoa học vào các dự án kinh doanh của doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS. Nguyễn Thị Doan hoan nghênh sáng kiến tổ chức hội thảo kết nối khoa học công nghiệp với sản xuất và doanh nghiệp. Theo Nguyên Phó Chủ tịch nước, vấn đề tồn tại hiện nay là thiếu sân chơi, thiếu trung tâm kết nối, thiếu sàn giao dịch tri thức và thiếu dữ liệu, thiếu thông tin cần thiết về các sản phẩm khoa học khiến các nhà khoa học và các doanh nghiệp khó gặp được nhau. Hiện chỉ có 5-10% sản phẩm công nghệ được đưa ra thị trường, được thương mại hóa. Theo khảo sát của VCCI, còn 10% sản phẩm nghiên cứu khoa học thành công nhưng chưa được thương mại hóa.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh: Cần tăng cường kỹ năng kết nối giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp, nâng cao năng lực của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng, thành lập trung tâm cơ sở dữ liệu của Hội Nữ trí thức Việt Nam nhằm tập hợp dữ liệu về các sản phẩm, quy trình công nghệ của các nhà khoa học nữ.

Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thảo sâu theo chuyên đề để các nhà khoa học và các doanh nghiệp gặp gỡ mua bán, chào hàng và kết nối với nhau; từ nhu cầu  các doanh nghiệp đặt hàng các nhà khoa học nữ ... Hội Nữ trí thức Việt Nam cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức tập huấn hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý điều hành, kỹ năng giao tiếp cho các doanh nghiệp nữ. Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học công nghệ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Nhiều doanh nghiệp nữ thành lập hệ sinh thái, môi trường kinh doanh, chuyển giao mô hình công nghệ. Làm thế nào để rút ngắn con đường từ phòng thí nghiệm ra thị trường, nghiên cứu, cần phải thương mại hóa nhanh mới đáp ứng yêu cầu.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, trước những khó khăn do đại dịch gây ra, trong hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi hiện nay, đội ngũ trí thức, trong đó có các nhà khoa học nữ luôn đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. 
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, trước những khó khăn do đại dịch gây ra, trong hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi hiện nay, đội ngũ trí thức, trong đó có các nhà khoa học nữ luôn đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. 

Tổng kết  hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ khẳng định, Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội đồng doanh nhân nữ tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS. Nguyễn Thị Doan, xem đây là những công việc hai Hội phải triển khai trong thời gian tới. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, trước những khó khăn do đại dịch gây ra, trong hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi hiện nay, đội ngũ trí thức, trong đó có các nhà khoa học nữ luôn đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Bởi vậy rất cần có sự kết nối chặt chẽ giữa đội ngũ nữ trí thức và đội ngũ nữ doanh nhân để đưa công nghệ vào sản xuất, tạo nên những bước thay đổi lớn về năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo nên uy tín, thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Hội thảo lần này đánh dấu sự hợp tác giữa các nữ trí thức với các nữ doanh nhân, mở triển vọng hợp tác to lớn và lâu dài trong tương lai giữa Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội đồng nữ doanh nhân (Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam).

Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác nhằm kết nối các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ với doanh nhân nữ Việt Nam.
Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác nhằm kết nối các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ với doanh nhân nữ Việt Nam.

Sau Hội thảo, Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác nhằm kết nối các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ với doanh nhân nữ Việt Nam. Qua đó phát huy tiềm năng, trí tuệ của nguồn nhân lực nữ và thế mạnh của các nữ doanh nhân Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

                                                                                                            

Diệu Thuần

Các hoạt động chính của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong tháng 7- 8/2020

Các hoạt động chính của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong tháng 7- 8/2020

Trong tháng 7-8/2020 Hội Nữ trí thức Việt Nam tập trung triển khai, thực hiện một số hoạt động trọng tâm như sau: