"Thiên tài Bắc Đại" Phùng Hề Kiều: 20 tuổi học Harvard, 34 tuổi nhảy lầu quyên sinh, đến nay vẫn chưa rõ lý do của hành động đau đớn ấy

Mỗi người đều có một nỗi khổ riêng, thiên tài cũng là người, nhiều lúc phải chật vật đấu tranh giữa ranh giới sinh tử.

Hành trình suôn sẻ của một thiên tài

Năm 1960, Phùng Hề Kiều sinh ra trong một gia đình trí thức giàu có ở Bắc Kinh (Trung Quốc), bố là kỹ sư quốc gia cấp cao, còn mẹ là bác sĩ phẫu thuật tại một bệnh viện nổi tiếng. Có thể nói, anh là đứa trẻ sinh ra ở vạch đích.

Nhờ môi trường gia đình ưu việt và nền tảng trí tuệ phong phú nên bố mẹ đã đặt nhiều kỳ vọng và dạy dỗ cẩn thận cho Phùng Hề Kiều từ nhỏ.

Phùng Hề Kiều
Phùng Hề Kiều

Phùng Hề Kiều ham học hỏi, điểm số luôn đạt loại xuất sắc. Ngoài ra, anh còn có nhiều sở thích khác. Khi mới 2 tuổi, anh đã rất thích vẽ tranh màu nước. Khi 7 tuổi, Phùng Hề Kiều yêu thích đàn violin, bố mẹ đã hết sức ủng hộ. Nhờ vậy, anh có thể tự do theo đuổi sở thích của mình.

Năm 1977, Trung Quốc tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, Phùng Hề Kiều mới 17 tuổi, tràn đầy tự tin và hoài bão, muốn vào trường đại học danh giá nhất Trung Quốc để học chuyên sâu hơn. Không hổ danh là con nhà nòi, anh đã được nhận vào Đại học Bắc Kinh với thành tích cực cao.

Phùng Hề Kiều không hề lạc lõng giữa bầu trời tri thức Đại học Bắc Kinh. Anh vẫn rất siêng năng và chăm học, đạt thành tích xuất sắc, khiêm tốn đặt câu hỏi với giáo viên và các bạn cùng lớp, không lãng phí thời gian. Đối với Phùng Hề Kiều, Đại học Bắc Kinh đã là một trong những trường đại học hàng đầu trong nước, vì vậy bước tiếp theo là đi du học và hoàn thiện bản thân.

Năm 1979, Phùng Hề Kiều đang là sinh viên đại học, bất ngờ biết đến kỳ thi nghiên cứu sinh Vật lý Trung-Mỹ đầu tiên sẽ được tổ chức. Đây là một tin vui và rất quan trọng đối với việc du học của Phùng Hề Kiều.

Phùng Hề Kiều thực sự muốn nắm bắt cơ hội này, học tập chăm chỉ và xin giáo viên các khóa học liên quan đến vật lý. Sự chăm chỉ đã được đền đáp, trong kỳ thi này, thanh niên 20 tuổi đã đứng thứ nhất toàn trường và thứ tư cả nước, lọt vào tầm ngắm của Đại học Harvard.

Năm 1980, Phùng Hề Kiều đến Đại học Harvard ở Hoa Kỳ để tiếp tục theo đuổi tri thức. Tại ngôi trường toàn thiên tài, anh vẫn là một sinh viên ưu tú trong mắt nhiều giáo sư và bạn học.

Phùng Hề Kiều tốt nghiệp Harvard, lại theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Sau khi tốt nghiệp, Phùng Hề Kiều được Đại học California thuê làm giảng viên.

Phùng Hề Kiều vẫn cống hiến hết mình cho nghiên cứu vật lý tại Đại học California, anh đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu vật lý và xuất bản nhiều bài báo sâu sắc.

Cái chết chưa biết nguyên nhân

Trong mắt mọi người, Phùng Hề Kiều vừa là tinh anh ưu tú, vừa là người sở hữu vận may to lớn bởi con đường học tập lẫn sự nghiệp đều suôn sẻ, không có bất kỳ khúc khuỷu nào. 

Tuy nhiên, đời không như mơ, mỗi người lại có một nỗi khổ riêng, chỉ là người ngoài cuộc khó mà hiểu được.

Ngày 16/9/1995, Phùng Hề Kiều 34 tuổi, đứng trên một tòa nhà cao tầng ở Paris (Pháp), nhảy xuống kết liễu đời mình. Tin tức này đã gây chấn động giới học thuật Mỹ và dư  luận Trung Quốc. Họ bàn tán và tiếc thương cho kết cục của một thiên tài, đồng thời gợi lên suy nghĩ sâu sắc về việc theo đuổi kiến thức quá độ.

Tin tức Phùng Hề Kiều tự tử đã gây ra rất nhiều cuộc thảo luận, xuất hiện vô số suy đoán khác nhau về lý do đằng sau việc anh nhảy từ tòa nhà. Có người nói, từ nhỏ anh đã luôn nổi tiếng là học sinh giỏi, chịu áp lực rất lớn, tuy hiện tại đã là giáo sư nhưng anh vẫn chưa hài lòng, muốn tiến xa hơn, loay hoay tìm cách giải quyết, lo lắng và khắt khe quá mức với bản thân.

Có người còn nói rằng Phùng Hề Kiều đã yêu một phụ nữ Pháp. Nhưng vì nhiều lý do mà họ không thể ở bên nhau và cuối cùng chọn cách tự tử để giải thoát.

Phùng Hề Kiều và mẹ
Phùng Hề Kiều và mẹ

Đại học California là ngôi trường mà Phùng Hề Kiều làm giáo sư sau khi tốt nghiệp, anh sắp được thăng chức giáo sư chính thức sau vài năm làm việc. Để thương tiếc Phùng Hề Kiều, Đại học California đã hạ cờ rủ để bày tỏ sự chia buồn.

Đến nay, nguyên nhân về cái chết của thiên tài Bắc Đại này vẫn chưa được hé lộ. Chỉ có sự tiếc thương cho một kiếp người tài hoa vẫn được gợi lại mỗi khi truyền thông xuất hiện bài viết nào đó về Phùng Hề Kiều.

Nguồn: Sohu

Trung Hạ

Những đứa trẻ 'tiệm cận thiên tài' đều có 3 tính cách lập dị này, cha mẹ đừng bỏ qua

Những đứa trẻ "tiệm cận thiên tài" đều có 3 tính cách lập dị này, cha mẹ đừng bỏ qua

Cha mẹ cần quan sát và cho con mình những định hướng đúng đắn, đừng để lãng phí tài năng của chúng.