Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đừng vì bệnh thành tích mà làm tổn thương con trẻ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng cần nỗ lực hơn nữa với phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Sáng 5/9, dự lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính nói việc dạy và chăm sóc trẻ là công việc đặc biệt, đòi hỏi kiến thức, sự kiên trì, tấm lòng bao dung, nhân ái. Trường học cần giúp học sinh hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn... Nguyên tắc dạy học là tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ; khuyến khích sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại; cổ vũ tư duy phản biện và khát vọng cống hiến.

  Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai giảng (Ảnh: Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai giảng (Ảnh: Nhật Bắc)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ rằng, các học sinh sẽ học được bài học về sự tử tế, trung thực và nhân ái: “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

"Từ đó các cháu sẽ biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, không vô cảm với xã hội… Các cháu biết quan tâm, chia sẻ với các bạn ở các trung tâm bảo trợ xã hội, các bạn bị bệnh tật, đồng bào gặp thiên tai, các bạn mồ côi và những hoàn cảnh không may trong xã hội…

Các học sinh cũng sẽ học được những bài học về sự cố gắng, nỗ lực, sống có hoài bão và lý tưởng, nhất là từ những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc như Bác Hồ kính yêu, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ … những con người tài hoa như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, thầy giáo Chu Văn An… Và biết bao tấm gương sáng trong lịch sử và cộng đồng ngày hôm nay.

Các học sinh cũng sẽ học được những bài học về sự cố gắng, nỗ lực, sống có hoài bão và lý tưởng, nhất là từ những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc như Bác Hồ kính yêu, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ … những con người tài hoa như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, thầy giáo Chu Văn An… Và biết bao tấm gương sáng trong lịch sử và cộng đồng ngày hôm nay.

Ông nói về việc dạy và chăm sóc trẻ là công việc đặc biệt, đòi hỏi kiến thức, sự kiên trì, tấm lòng bao dung, nhân ái. "Tôi hiểu các thầy cô rất vất vả vì chăm sóc, dạy dỗ mấy chục cháu là công việc không đơn giản. Nhưng chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, để mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui", lãnh đạo Chính phủ nói.

Theo Thủ tướng, cha mẹ cần kết nối với con bằng tình yêu thương và khuyến khích con cái học tập. Dù mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, vẫn có những phụ huynh gò ép, áp đặt học hành, so bì con với các bạn. Việc này "đôi khi sẽ làm tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ".

"Tất cả chúng ta hãy cùng nhau tạo môi trường dạy dỗ, đào tạo lành mạnh, an toàn, trí tuệ cho các cháu, để mỗi đứa trẻ đều trở thành công dân toàn cầu, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước", Thủ tướng bày tỏ.

Theo ông, những bài học và tỉnh cảm của thầy cô hôm nay, sẽ là hành trang ý nghĩa với học sinh mai sau.

Thủ tướng mong trẻ sẽ được học về lòng biết ơn, tình yêu quê hương, đất nước; biết ơn cha mẹ, ông bà, thầy cô; sự hy sinh của hàng triệu anh hùng liệt sĩ cho nền độc lập, tự do của dân tộc; học về sự tử tế, trung thực, nhân ái, để biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, không vô cảm với xã hội...

"Bác nghĩ các cháu nên chăm chỉ đọc sách, chăm học ngoại ngữ, tin học, thể chất, nhất là các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn như bơi lội, ứng phó động đất, cháy nổ", Thủ tướng nói với hàng trăm học sinh dự lễ khai giảng.

Theo ông, tâm hồn mỗi học sinh giống như mầm cây, ngày ngày được ông bà, bố mẹ, thầy cô vun tưới để phát triển lành mạnh, an toàn. Muốn mầm cây, trí tuệ xanh tốt, cần trang bị tri thức thông qua những trang sách.

Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành giáo dục sớm giải quyết "ba thiếu" là thiếu giáo viên, thiếu lớp học, thiếu sách giáo khoa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chế độ phù hợp để nâng cao thu nhập giáo viên. Học sinh khuyết tật, con thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo... cần được quan tâm, chăm sóc "để đường đến với con chữ của các em bớt gian nan".

Đối với thầy cô, Thủ tướng mong muốn nỗ lực hơn nữa với phương châm “Nhà trường là nền tảng, học sinh là trung tâm, thầy cô là động lực”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để lại những dấu ấn yêu thương và tốt đẹp với các cháu.

"Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ. Chúng ta dạy các cháu hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường…

"Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ. Chúng ta dạy các cháu hình thành nhân cách về tình yêu thương, trung thực, lòng nhân ái, sự nỗ lực, sống có lý tưởng, học cách vươn lên từ khó khăn, gian khổ, tự lực, tự cường… trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cháu, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…”, Thủ tướng nói.

Từ đó, người đứng đầu Chính phủ mong nhà trường, thầy cô, quan tâm và thực hiện được 3 cân bằng cho các cháu, đó là học - chơi - ăn ngủ. Các cháu tiểu học thông thường là học bán trú nên việc bữa ăn và giấc ngủ của các cháu rất quan trọng. Bữa ăn cần an toàn - khoa học - đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần cho các cháu. Các nhà trường cần đặc biệt quan tâm đảm bảo vệ sinh môi trường trường học, nhất là chất lượng nhà vệ sinh trường học, trồng thêm cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, mát cho các cháu.

Thanh Mai

Ăn trước khi ngủ có lợi cho sức khỏe như thế nào?

Ăn trước khi ngủ có lợi cho sức khỏe như thế nào?

Chắc hẳn ai cũng từng ngại ăn vặt trước khi đi ngủ vì sợ tăng cân, liệu chúng thật sự có hại.

Đọc nhiều nhất