"Tiền bạc phân minh" từ yêu đến cưới

Tiền bạc luôn được gắn mác “tế nhị” trong tất cả các mối quan hệ chứ không riêng gì tình yêu. Đây là kiểu vấn đề “dễ mà không dễ” giải quyết.

Theo kết quả nghiên cứu từ ngân hàng SunTrust, 35% các cặp đôi cho rằng tiền bạc chính là vấn đề căng thẳng trong mối quan hệ của họ. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề tế nhị này?

Các chuyên gia đưa ra giải pháp cho các cặp đôi theo từng giai đoạn như sau:

Mới hẹn hò: Ai mời người đó trả

Buổi hẹn đầu tiên, cách hay nhất là người đề nghị hẹn hò sẽ trả tiền.
Buổi hẹn đầu tiên, cách hay nhất là người đề nghị hẹn hò sẽ trả tiền.

Ai là người trả tiền trong buổi hẹn hò đầu tiên luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nếu mối quan hệ nghiêng về thể xác thì việc đàn ông trả tiền cho buổi hẹn đầu tiên được coi là bình thường, nhưng điều này không còn đúng trong xã hội ngày nay. 

Với buổi hẹn đầu tiên, cách hay nhất là người đề nghị hẹn hò sẽ trả tiền. Tuy nhiên, nếu bạn thấy thoải mái khi là người trả tiền thì cứ chủ động trả, dù bạn là người được mời.

Tìm hiểu nhau: Chọn cách phù hợp với đôi bên

Nếu quyết định trở thành một đôi, thật không công bằng khi một người luôn phải thanh toán cho tất cả buổi hẹn, hãy tìm cách chia sẻ chi phí phù hợp với cả hai. Nếu hai bạn đều cảm thấy thoải mái khi chia đôi chi phí 50/50 thì hãy làm thế. Trường hợp thu nhập hai bạn chênh lệch thì có thể thỏa thuận theo kiểu “trả theo khả năng”.

“Có rất nhiều cách để chia sẻ chi phí hẹn hò một khi cả hai đều nghiêm túc với mối quan hệ. Tuy nhiên không có công thức chung nào dành cho tất cả mọi người. Theo tôi việc ai chi và chi như thế nào cho các buổi hẹn có thể dàn xếp từ quan điểm tài chính. Cách tốt nhất để ngừng tranh cãi về chia đều chi phí, một phần chi phí hay một người trả hết tất cả là trò chuyện, bàn bạc với nhau” - Michelle Brownstein, chuyên gia quản lý tài chính cá nhân chia sẻ.

Dọn về sống chung: Trao đổi một cách nghiêm túc về tiền bạc

Khi sống chung sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh.
Khi sống chung sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh.

Khi quyết định sống chung trước hôn nhân, tốt nhất hai bạn nên trao đổi, bàn bạc nghiêm túc về vấn đề tài chính. Bởi khi sống chung sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh.

Đầu tiên, cần thỏa thuận về tỷ lệ phân chia chi phí. Các cặp đôi thường chia 50/50 hoặc tùy vào thu nhập. Kế tiếp, quyết định lấy tên và tài khoản của một người để trả các chi phí nhà ở, điện nước, internet… và người còn lại sẽ đưa tiền như thế nào.

Có rất nhiều phần mềm quản lý hoặc lịch sử giao dịch ngân hàng có thể giúp bạn theo dõi những khoản chi chung, xem ai đã trả những khoản gì. Nếu bạn không rành hoặc không thích dựa vào công nghệ thì có thể dán một tờ giấy ở cánh tủ lạnh ghi những khoản chi phí chung và người trả cho các khoản đó.

Khi kết hôn hoặc sống chung lâu dài: Công khai tài chính 

Không nên giấu giếm chuyện tiền bạc với vợ/chồng của mình.
Không nên giấu giếm chuyện tiền bạc với vợ/chồng của mình.

Cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn là trò chuyện với nhau, và tài chính cũng không ngoại lệ. Hãy bày tỏ quan điểm về tiền bạc với bạn đời, về cách chia sẻ chi phí trong gia đình. Đừng cố gắng giấu thu nhập của bạn với bạn đời, hãy cởi mở nhất có thể.

“Nếu một trong hai bạn là người có xu hướng tiết kiệm trong khi người kia ngược lại, thì nhất định phải bàn bạc nghiêm túc với nhau về cách quản lý và sử dụng tiền trong gia đình để người còn lại không cảm thấy họ phải làm tất cả để lo cho gia đình”, chuyên gia tài chính chia sẻ.

Dù thế nào bạn cũng không nên giấu giếm chuyện tiền bạc với vợ/chồng của mình. “Điều quan trọng ở đây là không giữ bí mật chuyện tiền bạc. Ví dụ như nếu bạn đang nợ nần nhưng không chịu nói với bạn đời, hậu quả sẽ đến trong tương lai. Bạn hãy cởi mở và thành thật để không khiến người bạn đời chấn động khi phát hiện ra sự thật”, chuyên gia tài chính Brownstein đưa ra lời khuyên. 

Lập kế hoạch cho tương lai: Tính toán cụ thể

Cùng nhau thống nhất mục tiêu tài chính cho tương lai.
Cùng nhau thống nhất mục tiêu tài chính cho tương lai.

Khi đã quyết định đồng hành cuối cuộc đời, hai bạn cần trao đổi một cách nghiêm túc về mục tiêu tài chính. 

Cùng nhau thống nhất mục tiêu tài chính cũng như kế hoạch tiết kiệm cho tương lai: cho con đi học trường nào, du lịch, đóng bảo hiểm hay mua nhà mới, hai bạn đều phải đồng lòng với kế hoạch này.

Dù bạn có kế hoạch làm gì, hãy luôn nhớ rằng bạn có người đồng hành và cả hai sẽ cùng làm việc để đạt được nó khi kế hoạch được cả hai thảo luận và thống nhất.

“Đừng cố gắn mục tiêu của bạn vào bạn đời cũng đừng cố gắng kiểm soát nó. Hãy làm việc cùng nhau thay vì mỗi người một nẻo. Ngoài ra, nếu bạn không rành về cách quản lý tài chính thì tốt hơn hết hãy đến gặp chuyên gia để lên kế hoạch cụ thể, đúng mục tiêu”, chuyên gia tài chính Brownstein đưa ra lời khuyên.

"Tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng", nên để tình yêu tồn tại và đơm hoa kết trái được rất cần có sự dung hòa trong tính cách cũng như mỗi bên tự điều chỉnh thái độ, hành vi, quan điểm, lối sống của mình để tạo ra sự cân bằng trong mối quan hệ tình cảm.

AN LY (t/h)

10 điểm nổi bật nhất về Luật Hôn nhân và Gia đình

10 điểm nổi bật nhất về Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật Hôn nhân và Gia đình có sự thay đổi, trong đó việc không cấm kết hôn đồng tính hay cho phép mang thai hộ là 2/10 điều nổi bật nhất.