Thi Nhất Công sinh năm 1967 ở Hà Nam, Trung Quốc. Ông là một giáo sư, nhà khoa học được mệnh danh là “tiến sĩ giỏi nhất Trung Quốc”.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thi Nhất Công đã có thành tích rất xuất sắc và là “con nhà người ta” điển hình. Vào năm cuối trung học, ông đã giành được giải nhất trong cuộc thi Toán Trung học Quốc gia rồi được mời thẳng vào Đại học Thanh Hoa - ngôi trường số 1 Trung Quốc như kỳ vọng. Tại ngôi trường chỉ dành học bá, Thi Nhất Công trở thành người giỏi nhất với thành tích xếp hạng nhất toàn trường.
Thi Nhất Công được coi là tiến sĩ sinh học giỏi nhất Trung Quốc |
Thành tích xuất chúng của thần đồng này không phải chỉ dựa vào gene thông minh bẩm sinh. Để có thể trở thành người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất, Thi Nhất Công cũng phải cực nhọc học hành, nghiên cứu ngày đêm. Thực tế chứng minh sự thành công của ông là do cả thông minh lẫn nỗ lực phi thường.
Sau khi tốt nghiệp, Thi Nhất Công sang Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, kéo dài hơn 10 năm. Dù du học ở nước ngoài, nơi “biển lớn” hơn nhưng thành tích của ông vẫn rất tốt, chưa bao giờ xuống vị trí số 2. Khi du học ở Mỹ, ông còn làm trợ giảng ở một số cơ sở nghiên cứu khoa học và cuối cùng đã được Đại học Princeton, một trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ, thuê làm giáo sư chính thức. Khi ấy, Thi Nhất Công từng tuyên bố trước công chúng: “Tôi là giáo sư chính thức trẻ nhất tại Đại học Princeton ở tuổi 35. Ai trong số các bạn có thể làm được điều này?”.
Về câu nói này, có người cho rằng ông đang khoe khoang và ngạo mạn. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đó là sự tự tin, tự khẳng định khả năng của mình và thực sự là ông có quyền phát ngôn như thế.
Ông là giáo sư trẻ nhất tại Princeton |
Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp học thuật, với vị trí là giáo sư chính thức trẻ nhất trong lịch sử Princeton dù là người nước ngoài, Thi Nhất Công đã đưa ra quyết định khá bất ngờ là từ bỏ làm giảng viên để về Trung Quốc. Bấy giờ, sự nghiệp ở nước ngoài của giáo sư trẻ này đang rất tốt. Các cơ quan nghiên cứu khoa học Mỹ đã bỏ ra rất nhiều tiền để giữ ông lại và đãi ngộ rất hào phóng. Nhưng Thi Nhất Công vẫn lựa chọn quay trở lại đất nước của mình, từ bỏ sự giàu có và địa vị mà mình vất vả bao lâu mới có được, từ bỏ địa vị mà biết bao người khác mơ ước.
Quyết định này của thiên tài tất nhiên gây bùng nổ truyền thông Trung Quốc vì không có quá nhiều học giả có quyết định về nước cống hiến, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc thời ấy vẫn chưa có nhiều cơ hội như bây giờ. Với lĩnh vực sinh học của Thi Nhất Công, việc ở lại nước Mỹ với điều kiện nghiên cứu tốt hơn nhiều cũng là chuyện hiển nhiên. Dù được ca ngợi là yêu nước nhưng cũng có người cho đây là lựa chọn liều lĩnh, thậm chí là bỏ phí thiên tài, lo sợ rằng tài năng của ông sẽ không thể phát huy tối đa.
Thi Nhất Công đã chọn một con đường khác với hầu hết mọi người. Sau khi trở về quê hương, ông giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa, giữ chức vụ trưởng khoa Khoa học Đời sống rồi trở thành phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa chỉ sau 10 năm.
Sự thật cho thấy ở tuổi trung niên, Thi Nhất Công vẫn vô cùng thành công, đạt được địa vị và sự giàu có không thể tưởng tượng được và quan trọng là đào tạo ra nhiều thế hệ tiếp theo cho đất nước.
Là tiến sĩ sinh học nhưng ông đam mê cả giáo dục |
Thi Nhất Công không chỉ yêu thích học thuật và khoa học mà còn rất tâm huyết với giáo dục. Ông là một sinh viên xuất sắc, một giáo sư xuất sắc, một giảng viên xuất sắc và một hiệu trưởng xuất sắc. Nhưng chưa hết, năm 2018, ông từ chức phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, vị trí gần như là đỉnh cao của xã hội để bắt đầu lại sự nghiệp một lần nữa.
Cùng với một số học giả, ông thành lập một trường đại học mới, Đại học Tây Hồ. Trường đại học này chuyên đào tạo các tài năng nghiên cứu và khác với các trường đại học thông thường. Tham vọng của ông rất lớn, đó là xây dựng ngôi trường của riêng mình sánh ngang với Thanh Hoa, Bắc Đại. Dù là ở độ tuổi nào, thiên tài này vẫn không ngừng mạo hiểm và sẵn sàng từ bỏ vòng an toàn vì những mục tiêu cống hiến cho xã hội lớn hơn nữa của mình.
Nguồn: Sohu
"Thiên tài Bắc Đại" Phùng Hề Kiều: 20 tuổi học Harvard, 34 tuổi nhảy lầu quyên sinh, đến nay vẫn chưa rõ lý do của hành động đau đớn ấy
Mỗi người đều có một nỗi khổ riêng, thiên tài cũng là người, nhiều lúc phải chật vật đấu tranh giữa ranh giới sinh tử.