Do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều người dân lâm vào cảnh khốn khó, mất việc làm, lao động sản xuất cũng đình trệ. Thấu hiểu được hoàn cảnh đó, Chính phủ đã trích Ngân sách nhà nước để hỗ trợ người dân, cùng nhau vượt qua đại dịch. Đây là tin vui đối với bà con ở khắp mọi miền của Tổ quốc, ai cũng mong muốn nhận được trợ cấp để cải thiện đời sống.
Thế nhưng ở nơi bản làng xa xôi, người dân dù sống trong cảnh khó khăn, ăn cơm trắng rau canh qua ngày đã sẵn sàng từ chối trợ cấp. Họ nói rằng, họ vẫn còn sức khỏe, còn đủ khả năng lao động, xin hãy nhường lại suất đó cho những người còn khó khăn hơn. Đây thực sự là một hành động đẹp, đầy xúc động và ý nghĩa giữa mùa dịch.
Xã Hướng Lập có 50% là hộ nghèo, đa phần người dân ở đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Trung tâm Hướng Lập là chỉ là một khoảng đất bên sống với vài chục ngôi nhà sàn, không có quán ăn. Người dân đắp bờ, dẫn nước về làm ruộng, đất cằn đến nỗi cây cối còn chẳng lên nổi. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo đói ở Hướng Lập là 60,6%. Trải qua 12 năm, tỷ lệ chỉ giảm được 10,6%.
Điều mà chính quyền xã lo lắng nhất là không biết người dân sẽ tái nghèo lúc nào, vì thiếu đất, đàn gia súc không nhiều, chỉ có vài hộ với dăm ba con trâu, con bò. Ban ngày, người lớn đi lên rẫy hết, trẻ con ở nhà đứa nào cũng lấm lem đất cát. Người dân khi đến mùa hay đi trả công cho nhau, làm việc quanh năm, khi thời tiết không thuận lợi họ mới ở nhà.
Việc giảm hộ nghèo ở Hướng Lập có một phần đến từ việc người dân xung phong xin ra khỏi danh sách. Năm 2019, ở Hướng Lập có 3 hộ xin trả lại sổ.
Chị Hồ Thị Chưng, ở bản A Xóc, bà mẹ đơn thân, xin ra khỏi hộ nghèo trong một buổi họp dân bản vào tháng 9/2019. Chị không nhớ mình xin ra khỏi hộ nghèo là ngày nào, chỉ nhớ hôm đó là một buổi họp bản. Chị nói: "Tôi còn khỏe, tôi xin ra khỏi hộ nghèo. Xin nhường lại suất này cho những người khác còn khó khăn".
Chị Chưngở một căn nhà dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của động bào vùng cao, nằm dưới gốc mít. Chị lấy chồng ở đây và dựng nhà trên mảnh đất nhỏ, hai vợ chồng có 5 người con, con út cũng đã 17 tuổi. Cuộc sống của những đứa đã lập gia đình cũng không hơn chị là bao.
Năm 2013, chồng chị bị ung thư gan rồi qua đời. Số nợ 30 triệu chữa bệnh cho chồng chưa hết thì lại thêm khoản nợ khác. Con gái chị bị thần kinh, chữa bằng các cách mới lành bệnh, sau đó lấy chồng ở xa nhà. Con trai út chỉ phụ giúp được việc vặt, cả ngày chị đi làm chỉ lo cơm cháo, mà không biết trả nợ bằng cách nào.
Chị Hồ Thị Chưng trong căn lán hai mẹ con đang sống. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành. |
Chị Chưng vay Ngân hàng chính sách 40 triệu mua đôi trâu và con bò. Chị được hưởng lãi suất thấp cho hộ nghèo. 10 triệu đồng, mỗi tháng lãi suất 55 nghìn đồng; trả trong vòng 5 năm.
Việc trồng cây bời lời những tưởng mang lại tiền thu hoạch nào ngờ cũng chẳng được bao. Phải khi có được nhà máy thu mua cây sắn mới ổn định hơn. Mọi thu nhập hiện tại đều để dành nhỡ ốm đau. Bây giờ, tự túc được khoản thu nhập nào thì chị dựa vào, gắng làm trả món nợ còn lại.
Chị Chưng nghĩ nên trả lại sổ hộ nghèo, vì chị không có nhu cầu vay vốn làm kinh tế, con chị cũng không đi học, vì vậy nên nhường cho hộ nào có con đi học hoặc vay vốn làm ăn. Chị nói khi trả sổ: "Mấy năm nay tôi được chính quyền và hàng xóm thương yêu, cho tôi cái hộ nghèo. Nay nhà tôi chỉ còn hai mẹ con, tôi còn khỏe, đủ sức làm. Con trai của tôi cũng phụ giúp được rồi. Cho tôi xin ra khỏi danh sách hộ nghèo".
Cán bộ hỏi chị có chắc chắn thì chị nói rằng: "Răng phải hối hận?".
Chị cho biết, nhờ vào sổ hộ nghèo, ngày Tết gia đình chị có thêm gạo, dầu ăn, bánh kẹo, được giãn nỡ khi trâu bò chết. Thay vì trả nợ trong thời gian quy định, chị Chưng được kéo thời gian trả nợ thêm 5 năm. Đôi khi có sự hỗ trợ nào đó từ các đơn vị từ thiện, hộ nghèo như gia đình chị Chưng có sự ưu ái.
Mùa dịch, xã cũng hỗ trợ gạo nhưng chị nghĩ là nên để dành cho những hộ đặc biệt khó khăn. Chị Chưng đã tự xin xuống tận nhóm đối tượng thứ 3 trong danh sách ưu tiên. Chị Chưng cần hy vọng thay đổi cuộc sống nhưng bối cảnh hiện tại và chính sách hiện tại chưa cho chị hy vọng.
Những chính sách về việc giúp người nghèo vay vốn kinh tế, nếu như không đổ vào nuôi gia súc, gia cầm thì người dân Hướng Lập không biết đầu tư vào đâu. Thế nhưng dịch bệnh và thời tiết thất thường ở Hướng Lập không cho phép người dân mạo hiểm với số vốn lớn như vậy.
Cây "ATM gạo" miễn phí đầu tiên cho người nghèo tại Hà Nội
Sáng 11/4, cây "ATM gạo" đầu tiên tại Hà Nội được đưa vào hoạt động, hỗ trợ kịp thời cho những người nghèo, khó khăn.