TP.HCM: Bụi mịn không khí tàn phá mọi bộ phận cơ thể

TP.HCM ô nhiễm top đầu Đông Nam Á. Không khí ô nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng tác động lên toàn cơ thể, phá hoại các cơ quan khác.

Tại TP.HCM những ngày gần đây xuất hiện lớp sương mù dày đặc, bao phủ rộng gần như khắp thành phố. Đặc biệt, đến 12h trưa ngày 21/9, người dân lưu thông trên đường vẫn ngỡ ngàng vì tầm nhìn bị hạn chế, cay mắt khi chạy xe.

Nồng độ bụi mịn tại TP.HCM

Theo trang web của Tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual đã ghi nhận được chỉ số chất lượng không khí (AQI) khoảng 12h trưa cùng ngày ở TP. HCM mức cao nhất là 178, ô nhiễm không khí với nồng độ bụi siêu vi PM2.5 ở mức 107.8 µg/m³ (tại Thảo Điền, quận 2). 

Tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual đo nồng độ bụi ở TP.HCM.
Tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual đo nồng độ bụi ở TP.HCM.

Một trong những thước đo mức ô nhiễm không khí là nồng độ các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn.

Năm 2016, nồng độ bụi trung bình ở TP.HCM cao gấp bốn lần mức khuyến cáo: 89.8 μg/m3 đối với PM10 và 42 μg/m3 đối với PM2.5, theo số liệu của WHO.

Theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 100 μg/m3; tuy nhiên, chỉ số bụi ghi nhận bởi trạm quan trắc đặt ở các giao lộ lớn của TP.HCM như trạm An Sương luôn vượt mức cho phép 5-8 lần. Cá biệt, trạm Cát Lái vượt mức cho phép hơn 9 lần, khiến người đi đường như muốn nín thở mỗi khi đi qua vòng xoay Mỹ Thủy.

Ngoài số liệu quan trắc từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được công bố hàng năm, thời gian gần đây, nhiều người tìm đến ứng dụng AirVisual để theo dõi các chỉ số về chất lượng không khí (AQI). Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí được chia thành 5 mức kèm theo cảnh báo khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bụi mịn không khí tàn phá cơ thể

Nhiều bằng chứng cho thấy, biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng bệnh truyền nhiễm, làm trầm trọng hoặc tăng tử vong các bệnh mãn tính. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về hô hấp và đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ em…

Tác hại lên phổi và tim

Ô nhiễm không khí gây các bệnh về phổi và tim. Ảnh minh họa: Internet.
Ô nhiễm không khí gây các bệnh về phổi và tim. Ảnh minh họa: Internet.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Chest, tác động của ô nhiễm không khí bắt đầu khi hít thở. Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, khí thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ đau tim do làm hẹp động mạch, suy tim, xơ vữa mạch.

Một nguyên nhân cho các tác hại nói trên là bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể. “Chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận”, ông Schraufnagel nói với Guardian. “Nghiên cứu trên động vật cho thấy bụi mịn có thể đi thẳng lên các dây thần kinh khứu giác vào não. Một lĩnh vực nghiên cứu mới cũng cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng chức năng của gene".

Não bộ và trí tuệ

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến não bộ và trí tuệ. Ảnh minh họa: Guardian.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến não bộ và trí tuệ. Ảnh minh họa: Guardian.

Đột quỵ, mất trí nhớ và giảm trí thông minh là những chứng bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới không khí ô nhiễm. Cũng đang có bằng chứng cho thấy không khí độc hại gây khó ngủ.

Ông Schraufnagel cho biết không khí ô nhiễm nguy hiểm như vậy còn là vì nó gây viêm trên toàn cơ thể. “Các tế bào miễn dịch tưởng bụi mịn vào trong cơ thể là vi khuẩn, và tấn công để cố tiêu diệt chúng bằng cách tiết ra enzyme và axit. Hiện tượng này lan ra toàn cơ thể, tác động đến não, thận, tụy và các bộ phận khác”.

Nội tạng và sinh sản

 Các chất ô nhiễm được tìm thấy trong nhau thai. Ảnh: Craig Holmes Premium/Alamy.
 Các chất ô nhiễm được tìm thấy trong nhau thai. Ảnh: Craig Holmes Premium/Alamy.

Thận cũng sẽ chịu tác hại vì vai trò của thận là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích. Thậm chí da và xương cũng chịu tác hại của ô nhiễm. Da sẽ lão hóa, nổi mề đay, và xương bị giòn đi.

Nhưng tác hại nguy hiểm nhất của không khí độc hại là ở việc sinh sản và trẻ em. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ sảy thai. Thai nhi cũng không thoát khỏi ô nhiễm, một nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Nature Communications đã tìm thấy hạt bụi siêu mịn trong nhau thai.

Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ô nhiễm, gây ra các hậu quả suốt đời khác. Trẻ em tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị chứng “stunted lung” (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phì, bệnh bạch cầu và bệnh về tâm thần.

Nên đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn. Ảnh minh họa: Internet.
Nên đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn. Ảnh minh họa: Internet.

Nếu bị rát cổ, đau họng, ho khan, thở gấp kéo dài thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Người dân nên bảo vệ mình bằng cách đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn, vì khẩu trang vải thông thường không ngăn được loại bụi này.

AN LY (t/h)

Hong Kong ngập trong khói bụi và hơi cay

Hong Kong ngập trong khói bụi và hơi cay

Các cuộc đụng độ đã bùng nổ trên khắp Hong Kong trong hôm 12/6, khi mà lực lượng cảnh sát cố gắng chặn dòng người biểu tình.