Trang nhất của New York Times cũng như những câu chuyện lớn lao về hàng nghìn người Mỹ tử vong vì dịch COVID-19 đang trở thành đề tài bàn tán của dư luận. Không mấy ai biết được rằng đằng sau đó là sự nỗ lực của tập thể tòa soạn báo New York Times.
Khác với mọi lần, trong số vừa rồi, New York Times đã đăng tải một danh sách dài, trang trọng những nạn nhân đã qua đời vì COVID-19. Đặc biệt, biên tập viên của tờ New York Times đã chuẩn bị để tưởng niệm dấu mốc 100.000 Mỹ người chết vì đại dịch, một dấu mốc đầy đau đớn đối với nước Mỹ.
Trợ lý biên tập Simone Landon của ban đồ họa đã dùng cách đặc biệt nhằm truyền tải mức độ khủng khiếp của đại dịch cũng như câu chuyện của các nạn nhân từ khắp nước Mỹ. Landon nhận ra rằng chính các nhà báo hay cả công chúng nói chung, họ vẫn chưa thực sự thấm thía nỗi mất mát khi nhìn vào những con số.
Simone nói: “Chúng tôi biết rằng mình đang sắp chạm tới một mốc mới của đại dịch. Chúng tôi biết rằng sẽ có cần có một cách gì đó ý nghĩa hơn để phơi bày con số khủng khiếp này”.
Theo ý tưởng ban đầu, New York Times sẽ biểu thị số người chết bằng việc đặt 100,000 dấu chấm hoặc hình que trên một mặt giấy, nhưng họ cho rằng cách này không thể kể được hết câu chuyện của các nạn nhân, cuộc sống mà những người đó đã đi qua.
Chính vì vậy, New York Times đã nảy ra ý tưởng thu thập những bài điếu văn, thông báo về cái chết của các nạn nhân COVID-19 từ hàng trăm các tờ báo lớn nhỏ trên cả nước rồi biên tập lại thành những đoạn văn hàm súc, ngắn gọn để mô tả về cuộc đời từng người.
Alain Delaquérière - một nhà nghiên cứu cũng tập trung khai tác các thông tin trực tuyến về thông báo cái chết của nạn nhân COVID-19, với gần 1000 cái tên từ hàng trăm tờ báo. Sau đó, cả nhóm biên tập cùng các phóng viên mới đọc và lựa chọn các cụm từ, câu giới thiệu miêu tả cuộc đời họ một cách nổi bật, tường minh nhất.
Theo Landon, kết quả của công việc này giống như dệt một tấm thảm với sự chung sức của rất nhiều người. Clinton Cargill, trợ lý biên tập của ban Tin trong nước đã đồng hành cùng Landon để giúp sức cô với lượng công việc khổng lồ.
Các thành viên khác cùng tham gia là Matt Ruby, phó ban biên tập của mảng Thiết kế tin Công nghệ; Annie Daniel, kỹ sư phần mềm; các biên tập viên đồ họa Jonathan Huang, Richard Harris và Lazaro Gamio. Andrew Sondern, giám đốc nghệ thuật, là người chỉ đạo việc thiết kế bản in. Biên tập viên mảng Tin tức trong nước cho biết cột mốc 100,000 đang đến rất gần, và mọi người cần nhìn lại nó sau 100 năm nữa, hiểu được nỗi đau, sự mất mát mà nước Mỹ đã phải gánh chịu.
Phần trang đầu được đề xuất là ghép ảnh nạn nhân hoặc toàn chữ. Họ muốn nó thật dày trên toàn trang. Cuối cùng họ chọn toàn chữ.
“Nó chỉ là một đoạn chữ chạy dài cả trang mà không có các tiêu đề phụ”, ông Bodkin giải thích thêm, đây chính là phong cách của các tờ báo vào khoảng giữa những năm 1800s.
Với mảng điện tử, độc gia có thể cuộn để đọc tên, miêu tả, phân tích, con số “100.000” cứ xuất hiện trở đi trở lại.
Giám đốc sáng tạo Bodkin nói rằng ông không nhớ có tồn tại trang bìa nào không có hình ảnh trên tờ New York Times trong suốt 40 năm ông làm việc hay không. Tuy nhiên đây chắc chắn là lần đầu tiên ông thấy một trang bìa như vậy trong thời đại của báo chí hiện đại.
Giá heo hơi dự báo tăng nóng trên diện rộng
Dự báo giá heo hơi ngày 26/5 tiếp tục tăng nóng từ 1.000-5.000 đồng/kg tại các tỉnh, thành cả nước và duy trì mức cao nhất với 103.000 đồng tại Hưng Yên.