Trung Quốc đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao nhất lịch sử

Việc sa thải hàng loạt nhân viên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn với các với sự gia tăng các ca lây nhiễm Covid-19 mới; thị trường nhà đất sụt giảm và căng thẳng địa chính trị. Điều này sẽ trở thành vấn đề đau đầu đối với chính phủ, vốn muốn ưu tiên ổn định kinh tế và xã hội trong năm nay trong bối cảnh ông Tập có thể ​​sẽ đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba – một kỷ lục lịch sử của Trung Quốc.

https___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_190522120926-01-china-996-tech-worker-intl.jpg
Công nghệ là một trong những ngành công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cho biết tỷ lệ thất nghiệp chung của nước này vẫn ổn định, dao động trong khoảng 5% đến 5,5% trong những tháng gần đây. Và không có số liệu chính thức về việc mất việc liên quan đến công nghệ cho đến nay.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tư nhân cho thấy việc làm đang bị mất đi trên toàn bộ nền kinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Theo Lagou, một trong những trang web tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực công nghệ lớn nhất Trung Quốc, 2,76 triệu nhân viên công nghệ đã đánh dấu trạng thái "rời bỏ công việc" của họ trên nền tảng này vào tháng 3 - nhiều hơn 260.000 người so với tháng 12 và khoảng 60.000 người so với cùng tháng 3 năm ngoái. Lagou cho biết thêm, hầu hết các trường hợp mất việc tập trung ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải.

Không chỉ có công nghệ - một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất - các ngành ngề khác cũng bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây.

Nghiên cứu của Tongdao Liepin, một trang web tuyển dụng lớn khác, cho thấy khoảng 57% các công ty Trung Quốc được khảo sát vào tháng 1 đã sa thải từ 10% đến 50% lực lượng lao động của mình vào năm ngoái. Cuộc khảo sát cho biết thêm, những người mất việc tập trung vào lĩnh vực giáo dục, bất động sản và các ngành liên quan đến internet.

Bình luận của các quan chức cấp cao trong những tháng gần đây cũng cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc đang coi thất nghiệp là một vấn đề đáng lo ngại. Năm nay, Trung Quốc sẽ chứng kiến ​​một số lượng kỷ lục sinh viên tốt nghiệp đại học - 10,76 triệu – và đây được xem là một vấn đề khiến cho tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc thêm tồi tệ hơn.

Nhiều người trong số những sinh viên tốt nghiệp sẽ tham gia vào ngành công nghệ, với vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm mới, đặc biệt là đối với những lao động trẻ, có trình độ học vấn tốt.

Và điều này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhanh chóng tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc. Theo thống kê của chính phủ, lương công nghệ cao hơn mức trung bình quốc gia khoảng 80%.

Chính phủ Trung Quốc nói rằng, "nền kinh tế kỹ thuật số" của họ - bao gồm CNTT, viễn thông và internet - sử dụng gần 200 triệu người. Con số này bao gồm cả lao động trong lẫn ngoài hợp đồng, và chiếm khoảng 1/4 tổng lực lượng lao động của cả nước.

Trong khi những gã khổng lồ công nghệ trong nước không công khai nói về việc cắt giảm việc làm, thì các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước gần đây đã đưa tin về kế hoạch sa thải nhân viên hàng loạt tại các công ty lớn.

220329042142-china-job-fair-02082022-restricted-exlarge-169.jpg
Một người đang tìm việc tìm kiếm cơ hội tại hội chợ việc làm ở thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, vào tháng Hai.

Đầu tháng này, Reuters đưa tin, Alibaba (BABA) và Tencent (TCEHY) đang chuẩn bị cắt giảm hàng chục nghìn việc làm.

Cụ thể, Alibaba có thể cắt giảm hơn 15% tổng lực lượng lao động của mình trong năm nay, tương đương khoảng 39.000 công nhân, trong khi Tencent có thể cắt giảm từ 10% đến 15% nhân viên ở một số đơn vị chủ chốt, Reuters dẫn nguồn tin giấu tên có hiểu biết về kế hoạch của công ty.

JD.com (JD) cũng đang có kế hoạch sa thải từ 10% đến 15% lực lượng lao động của mình tại Jingxi, một công ty do tập đoàn JD mua lại, một người am tường với vấn đề này nói với CNN Business.

Theo một số bài đăng trên mạng xã hội, JD.com (JD) đã sa thải một số công nhân vào đầu tuần này với ghi chú có nội dung: "Chúc mừng tốt nghiệp! Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp từ JD.com! Cảm ơn bạn đã đồng hành".

Trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, các thẻ bắt đầu bằng # "Alibaba sa thải", "Tencent sa thải" và "JD sa thải" đã trở thành xu hướng kể từ tuần trước, thu hút hơn 1 tỷ lượt xem cho đến nay.

Alibaba, Tencent và JD.com đã không trả lời yêu cầu bình luận của CNN Business về các báo cáo sa thải.

George Magnus, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và Đại học SOAS ở London cho biết: “Nếu Alibaba và Tencent đang cắt giảm biên chế 10-15%, chúng tôi có thể khá chắc chắn rằng, nhiều nền tảng sữ dụng internet khác trong và liên quan đến lĩnh vực công nghệ cũng đang ở trong tình thế phải cắt giảm chi phí”.

Nền kinh tế liên quan đến công nghệ là "một trong những lĩnh vực có việc làm tăng trưởng nhanh hơn trong nhiều năm, và vì vậy, ngay cả khi chỉ cắt giảm 5% việc làm, đó là một cú đánh lớn đối với lĩnh vực này và ưu tiên hàng đầu của chính phủ là việc làm", ông George Magnus nói thêm.

Nỗi đau 'tự chuốc lấy'

Vấn đề này xảy ra kể từ khi Bắc Kinh khởi động một chiến dịch chưa từng có để kiềm chế những gã khổng lồ internet vào tháng 11/2020 - bắt đầu bằng việc ngăn cản Ant Group IP trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trong 18 tháng sau đó, chính phủ nước này tiếp tục tăng cường kiểm soát các ngành công nghiệp khác nhau, từ công nghệ và tài chính cho đến lĩnh vực trò chơi, giải trí và giáo dục tư nhân.

Trong quý 4/2021, Alibaba, Tencent và Pinduoduo đều báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán hàng thấp nhất với tư cách là các công ty đại chúng. Giá cổ phiếu của họ đã giảm một nửa và vốn hóa đã mất gần 1,2 nghìn tỷ USD.

Sau thu nhập hàng quý ảm đạm, các công ty cho biết họ sẽ chấp nhận mức bình thường mới là tăng trưởng chậm hơn và tìm cách giảm chi phí hoạt động.

Các công ty công nghệ kỹ thuật số cũng buộc phải đóng cửa hoặc thu hẹp đáng kể.

184effe4-27e1-11eb-bf26-f2b76f37.jpg
Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý các công ty tư nhân khiến nhiều công ty công nghệ nước ngoài rút lui, hàng chục ngàn nhân viên phải mất việc làm.

New Oriental Education, công ty dạy kèm tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã sa thải 60.000 nhân viên vào năm ngoái khi Bắc Kinh tiến hành đại tu ngành giáo dục.

Doug Guthrie, Giám đốc điều hành của Trường Quản lý Toàn cầu Thunderbird tại Trung Quốc, một chi nhánh của Đại học Bang Arizona, cho biết việc mất việc làm trong lĩnh vực công nghệ là do Trung Quốc "tự mình gây ra".

"Lập trường hiếu chiến" của ông Tập đối với ngành công nghiệp này như một lời nhắc nhở rằng "mặc dù họ có thể là các công ty toàn cầu, nhưng họ cũng phải phục vụ Trung Quốc trong việc giúp nâng cao sự thịnh vượng của toàn xã hội Trung Quốc", ông nói thêm.

Các nhà quản lý Trung Quốc đã đổ lỗi cho các doanh nghiệp tư nhân làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo trong nước và gây ra các vấn đề kinh tế xã hội, những điều mà theo chính quyền Trung Quốc có thể gây mất ổn định xã hội.

Năm ngoái, ông Tập đã đưa ra một cam kết táo bạo về việc phân phối lại của cải trong nước, viện dẫn nhu cầu về "sự thịnh vượng chung" là điều tối quan trọng để đảng Cộng sản duy trì quyền lực.

Nhưng Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với một cơn đau đầu lớn về kinh tế.

Ông Tập đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan

“Sự biến động trong lĩnh vực công nghệ thực sự sẽ là một thách thức đáng kể đối với Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy đang tìm kiếm nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba”, Guthrie nói.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 vào mùa thu năm nay. Cuộc họp có thể giúp ông Tập nắm quyền trong ít nhất 5 năm nữa. Ông Tập Cận Bình đã lãnh đạo Trung Quốc trong gần một thập kỷ.

20190803_cnp001_0.jpg
Trung Quốc chẩn bị đón nhận hơn 10 triệu sinh viên ra trường, áp lực kiếm việc làm đè nặng lên thị trường việc làm của Trung Quốc.

Guthrie nói: “Bằng cách đảm bảo sự ổn định, ông Tập đã có đủ khả năng để thúc đẩy một số chương trình nghị sự tích cực. Nhưng nếu tăng trưởng kinh tế đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đáng kể, thì phản ứng dữ dội của người dân sẽ đến nhanh hơn”.

Nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại khi nước này phải đối mặt với các đợt bùng phát Covid mới.

Ngoài ra, cách tiếp cận không khoan nhượng của Bắc Kinh để tiêu diệt virus và giá hàng hóa cao hơn bắt nguồn từ việc Nga xâm lược Ukraina cũng là những vấn đề khác khiến tăng trưởng của quốc gia tỷ dân này chậm lại.

Vào đầu tháng 3, chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 vào khoảng 5,5%, mục tiêu chính thức thấp nhất trong ba thập kỷ.

Magnus cho biết, chính phủ của ông Tập đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Nỗ lực kiềm chế doanh nghiệp tư nhân nhằm bảo vệ nền kinh tế bằng cách khống chế các công ty tư nhân kéo dài 18 tháng qua đã làm chao đảo các nhà đầu tư toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về triển vọng đổi mới và tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc.

Magnus nói: “[Chính phủ] khao khát sự ổn định kinh tế và ưu tiên tăng trưởng việc làm, nhưng các chính sách của họ đang dẫn đến những kết quả mà họ không hề mong muốn”, Magnus nói.

Mang lại những ký ức tồi tệ

Các chuyên gia cũng đang so sánh tình trạng mất việc làm hiện nay với cuộc khủng hoảng thất nghiệp mà Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỷ trước, đầu tiên là vào những năm 1990 và sau đó là vào năm 2008.

Trong những năm 1990, hàng chục triệu người đã bị mất việc khi Bắc Kinh tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế bằng cách đóng cửa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả.

Một thập kỷ sau, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hàng triệu công nhân sản xuất đã bị mất việc làm do hàng hóa xuất khẩu sụp đổ và các nhà máy buộc phải đóng cửa.

Việc làm của Trung Quốc đã tăng trở lại sau những cuộc khủng hoảng đó, nhưng các chuyên gia cho rằng lần này nỗi đau có thể còn kéo dài.

Magnus cho biết: “Tình trạng mất việc có thể trở nên tồi tệ hơn vì sự sụt giảm của lĩnh vực công nghệ đang diễn ra cùng lúc với cuộc khủng hoảng tài sản và các lĩnh vực liên quan, vốn chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc.

Bắc Kinh gần đây đã báo hiệu rằng, họ có thể đang lùi lại lập trường cứng rắn mà họ đã áp dụng đối với khu vực tư nhân.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, đã thúc giục các cơ quan quản lý vào đầu tháng này "hoàn thành" chiến dịch siết chặt quản lý đối với các công ty hoạt động dựa trên nền tảng internet lớn của Trung Quốc "càng sớm càng tốt."

Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng có thể đã quá muộn.

Martin Chorzempa, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế, cho biết tốc độ áp dụng các quy định có thể chậm lại và áp lực chính trị đối với khu vực tư nhân có thể được giảm bớt. Nhưng ông không tin rằng các hành động quản lý sẽ sớm kết thúc.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương