Trung Quốc muốn giảm căng thẳng với Ấn Độ trước cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ

Bắc Kinh muốn hạ nhiệt tình hình căng thẳng với Ấn Độ trước cuộc đàm phán bộ trưởng ngoại giao Mỹ - Trung, theo nguồn tin thân cận với PLA.

Quyết định của Trung Quốc không công bố con số binh sĩ thương vong  trong cuộc đụng độ với quân đội Ấn Độ hôm thứ Hai, các nhà quan sát, có thể xuất phát từ ý muốn giải quyết vấn đề trước cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hawaii vào thứ Tư tuần tới.

Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc hôm thứ Hai.
Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc hôm thứ Hai.

Trong khi New Delhi cho biết 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đối đầu dẵm máu nhất trên biên giới hai nước trong gần 50 năm qua, Bắc Kinh đã im lặng về tổn thất của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA), theo SCMP.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Tây bộ của PLA, Đại tá Zhang Shuili cho biết hôm thứ Ba, cuộc giao tranh ở thung lũng Galwan đã gây thương vong cho cả hai bên, nhưng ông từ chối nêu co số cụ thể.

Tuy nhiên, theo tin từ các báo Ấn Độ, thương vong của Trung Quốc vào khoảng 35 - 43 người chết và bị thương nặng. Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai nước đã cam kết giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại. Bộ này cũng không đề cập đến con số thương vong phía PLA.

Dẫn nguồn tin thân cận với PLA, báo Hồng Kông SCMP cho hay Bắc Kinh rất nhạy cảm trong vấn đề thông tin thương vong quân sự. Tất cả các thông tin thiệt hại quân sự  phải được Chủ tịch Tập Cận Bình chấp thuận nếu muốn công bố.

Bắc Kinh cũng lo ngại cuộc đụng độ với Ấn Độ có thể được Washington sử dụng như một yếu tố gây bất lợi cho Trung Quốc trong cuộc gặp quan trọng giữa ngoại trưởng hai nước Mỹ - Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn muốn làm giảm căng thẳng với Ấn Độ trước cuộc đàm phán Vương Nghị - Mike Pompeo.

Một nguồn tin gần gũi với PLA khác cho biết, Bắc Kinh đặc biệt thận trọng vì cuộc đụng độ xảy ra ở thung lũng Galwan. Đây từng là một trong những chiến trường chính của cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962, khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.

Sun Shihai, chuyên gia về các vấn đề Ấn Độ tại Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), ông tin rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ sẵn sàng hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giảm căng thẳng. Vì ông Modi hiểu được tầm quan trọng của hòa bình đối với sự phát triển kinh tế lâu dài của Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và New Delhi hiểu rằng, một khi hai nước nổ ra chiến tranh nóng, sẽ không một cường quốc toàn cầu nào giúp đỡ họ, giống như cuộc chiến hồi năm 1962.

Người dân Ấn Độ đốt hình nộm Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.
Người dân Ấn Độ đốt hình nộm Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.

Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Delhi, cho biết cuộc đụng độ hôm thứ Hai vừa qua sẽ làm tăng thêm sự ngờ vực giữa hai bên. Tuy không có bất kỳ vụ nổ súng nào, như sự gia tăng hiện diện quân sự trên khu vực biên giới Ấn - Trung rất đáng lo ngại. Ông cho rằng, các hoạt động giành đất và “khoe cơ bắp” của Trung Quốc rất nguy hiểm cho sự ổn định khu vực.

Mặc dù năm nay đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng căng thẳng giữa hai nước đã gia tăng đều đặn, dẫn đến cả hai đều tăng cường phòng thủ biên giới.

Hình ảnh các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tranh cãi về việc xâm lấn lãnh thổ lan truyền trên mạng xã hội. Nguồn: FB

Trần Nghị

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương