Từ 1/1/2020 viện phí tăng với người không dùng BHYT

Các dịch vụ y tế sẽ được áp dụng tối đa đối với người không dùng bảo hiểm khi khám chữa bệnh bắt đầu từ 1/1/2020.

Theo Thông tư số 14/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018 của Bộ Y tế quy định áp dụng mức tối đa giá dịch vụ khám chữa không thuộc phạm vi của BHYT trong các cơ sở của nhà nước và áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa trong một số trường hợp.

Dựa theo quy định này, hàng loạt các dịch vụ tăng cao như giá giường bệnh tăng từ 11% - 14%,  giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm tăng 3 - 4%.

Tại Thành phố HCM

TPHCM đang đề xuất thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa theo Thông tư 14, được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương cho việc khám chữa cũng như các dịch vụ khác. Chi phí này được tính trực tiếp từ mức giá khám bệnh, ngày giường các DVKT y tế, tiền lương.

Từ 1/1/2020 viện phí tăng với người không dùng BHYT

Bên cạnh đó TP cũng chỉ đạo ngành  y tế đẩy mạnh tuyên truyền cho người đân về việc tăng giá khám chữa về dịch vụ, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp để thúc đẩy mọi người tham gia BHYT. Các bệnh viên niêm yết bảng giá, nghiên cứu rút gọn các thủ tục thanh toán viện phí, tăng cường khâu đón tiếp và hướng dẫn người dân làm thủ tục, nâng cao chất lượng khám chữa.

UBND TP.HCM chỉ đạo ngành y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, nắm được; vận động và có giải pháp phù hợp để tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT (hiện tỷ lệ bao phủ BHYT tại TP.HCM là 87,6%). Các bệnh viện (BV) niêm yết công khai bảng giá dịch vụ tại cơ sở KCB; cải tiến khâu thu, thanh toán viện phí; bố trí khu vực đón tiếp và nhân viên hướng dẫn người bệnh, người nhà bệnh nhân khi làm thủ tục khám chữa. Các cơ sở y tế tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa, phục vụ.

Tại Hà Nội

Bắt đầu từ 1/1/2020, tại Hà Nội, giá khám chữa bệnh không thuộc phạm vi của quỹ BHYT đã được HĐUBND thành phố phê duyệt cũng chính thức có hiệu lực, bao gồm: giá 10 dịch vụ KCB; giá 6 dịch vụ ngày giường; giá 1.937 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.

Cụ thể giá khám của bệnh viện hạng đặc biệt và hàng 1 là 38.700 đồng; BV hạng 2 là 34.500 đồng; BV hạng 3 là 30.500 đồng; BV hạng 4 và trạm y tế xã là 27.500 đồng. Giá này đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương. Giá giường là 753.000 - 678.000 - 578.000 đồng khi điều trị các BV hạng đặc biệt, 1, 2; giường cho hồi sức cấp cứu sẽ chi trả theo mức: 441.000 - 411.000 - 314.000 - 272.000 - 242.000 đồng (áp dụng tại 5 hạng BV: hạng đặc biệt, 1, 2, 3, 4).

Từ 1/1/2020 viện phí tăng với người không dùng BHYT

Giường bệnh nội khoa loại 1 (các khoa: truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, thận học; nội tiết; dị ứng (nặng): 232.000 - 217.000 - 178.000 - 162.000 - 144.000 đồng, tương ứng áp dụng cho 5 hạng BV nêu trên.

Các  dịch vụ chụp chẩn đoán cũng có mức giá tự chi trả khá cao: chụp cộng hưởng từ (MRI) gan với chất tương phản đặc hiệu mô: 8,656 triệu đồng; chụp MRI tưới máu - phổ - chức năng: 3,156 triệu đồng; chụp MRI không có thuốc cản quang: 1,308 triệu đồng...

Giám độc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, giá viện phí thay đổi có thể sẽ hỗ trợ khuyến khích người dân tham gia BHYT, vì nếu không sẽ không thể đáp ứng được mức khám chữa ngày càng tăng.

Tuy nhiên theo phản ánh của người dân việc làm BHYT đôi khi gặp nhiều khó khăn, vì để làm BHYT cần các giấy tờ liên quan như giấy khai sinh, CMND. Với những bệnh nhân cao tuổi, việc tìm lại các giấy từ làm từ lâu không hề thuận tiện, vì vậy họ phải chấp nhận mức giá nằm bệnh điều trị lâu dài cao.

Phó tổng giám đốc BHXH VN, ông Phạm Lương Sơn cho biết, cơ quan BHYT sẽ bán cho người có nhu cầu mua, tuy nhiên khi đi khám người bệnh vẫn phải có giấy tờ tùy thân có ảnh và đóng dấu của BHXH chứng minh chính chủ. Việc nhiều người phản ánh không mua được BHYT, BHXH VN sẽ xác minh vì không cần sổ hộ khẩu hay CMTND vẫn có thể mua được BHYT.

Cũng theo ông Sơn, hiện tại có hơn 10 triệu người chưa có BHYT, hầu như không có người nghèo hay cận nghèo do họ đã được hỗ trợ của Nhà nước. Đa phần nhóm chưa mua BHYT là các tiểu thương, chủ sử dụng lao động và một số là học sinh, sinh viên.

“Người tham gia BHYT liên hệ với đại lý BHXH để được hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi tối đa”, ông Sơn khuyến nghị. 

Thanh Mai

Phố đường tàu Hà Nội lọt vào danh sách các điểm đến nên tránh năm 2020

Phố đường tàu Hà Nội lọt vào danh sách các điểm đến nên tránh năm 2020

Theo tạp chí Fodors, phố đường tàu ở Hà Nội là một trong những địa điểm nên tránh nếu có ý định du lịch tại Việt Nam.