Wonder Women: cách nhìn nhận sâu hơn về phụ nữ châu Á

Triển lãm “Wonder Women” tại New York, Mỹ trưng bày những tác phẩm nhằm chống lại cách thể hiện nhiều định kiến trước đây về phụ nữ châu Á

Trong phần lớn nghệ thuật Tây phương, phụ nữ châu Á thường xuất hiện như những nhân vật một chiều – lúc thì ngoan ngoãn, nhu mì, và có lúc lại bị kỳ lạ và quá đà hóa. Nhưng đó chỉ là góc nhìn phiến diện, chưa thể hiện được sự đa dạng văn hóa, hay bản sắc cá nhân từ gốc gác, lịch sử của họ.

Một triển lãm mang tên “Wonder Women” – tổ chức tại phòng trưng bày Jeffrey Deitch, New York (Mỹ), nhằm tìm cách chống lại những cách thể hiện định kiến nhiều định kiến về người phụ nữ trước đó. Các tác phẩm của những phụ nữ Mỹ gốc Á và những nghệ sĩ phi giới tính tại triển lãm đã “mô tả bản thân hoặc các thành viên gia đình họ như những người hùng theo những cách riêng”, người phụ trách buổi trưng bày- bà Kathy Huang giải thích.

Tác phẩm
Tác phẩm "Purpose" (2022) của Jiab Prachakul (Ảnh: CNN).

Lấy cảm hứng từ một bài thơ năm 1981 có tên “Wonder Women” của Genny Lim, bà cho biết “Tôi luôn vật lộn với các ý tưởng vừa được tôn sùng vừa vô hình trong văn hóa đại chúng và văn hóa thị giác. Trong thơ, người kể quan sát cuộc sống khác nhau của những phụ nữ châu Á. Đó là điều tôi đã tự hỏi bản thân mình… bởi tôi có kinh nghiệm cá nhân với tư cách là một phụ nữ Mỹ gốc Hoa, nhưng có rất nhiều trải nghiệm khác mà tôi không biết tới”.

Hơn 24 tác phẩm trình bày các chủ đề về bản sắc, nhiều trong số đó xuất hiện hình tượng phụ nữ được mô tả mạnh mẽ và quyền lực, nhưng đôi khi nội tâm và mong manh. Một số thì đối mặt – như bức “Purpose” của Jiab Prachakul là bức chân dung tự họa cho thấy nghệ sĩ có ánh nhìn quả quyết về phía người xem, trong khi số khác thì nhấn mạnh vào tính cộng đồng – như bức  “Smells like Pre-Teen Spirit” của nghệ sĩ Melissa Joseph về một nhóm các thiếu nữ tuổi teen.

Tác phẩm
Tác phẩm "Smells like Pre-Teen Spirit" (2022) của Melissa Josep (Ảnh: CNN).

Khai mạc trong tháng Di sản Người Mỹ gốc Á đảo Thái Bình Dương, triển lãm cũng xuất hiện những tác phẩm về lịch sử.

Trong tác phẩm có tên "Celestial Women Swim in Gold" của tác giả Chelsea Ryoko Wong, một nhóm nhỏ phụ nữ châu Á được thấy đang thư giãn tắm trong làn nước màu lam. Tiêu đề bức tranh là sự khôi phục ý nghĩa của từ “celestial”, một thuật ngữ mà người da trắng mô tả những nhập cư người Hoa trong thời kỳ Cơn sốt vàng California bởi họ bị cho là kỳ dị và thuộc thế giới khác. “Họ lấy lại ý nghĩa thực sự của từ “celestial”, cùng nhau tôn vinh tính tương đồng của tình chị em và văn hóa”, Wong cho biết.

Tác phẩm
Tác phẩm "Celestial Women Swim in Gold" (2022) của Chelsea Ryoko Wong (Ảnh: CNN).
Tác phẩm
Tác phẩm "Anno Domini 40, 1945, 1969" (2022) của tác giả gốc Việt Tammy Nguyen (Ảnh: CNN).

Trong khi đó, nghệ sĩ gốc Việt Tammy Nguyễn mô tả cuộc chiến của Hai Bà Trưng- hai nữ tướng nổi tiếng nhất Việt Nam, trong chất liệu màu nước. Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi nhà Hán năm 40 sau Công Nguyên, hai bên hông là những hình ảnh nổi tiếng từ hai sự kiện trong lịch sử Mỹ - trận chiến Iwo Jima năm 1945 và hình ảnh phi hành gia Buzz Aldrin trên mặt trăng năm 1969. Bằng cách này, nghệ sĩ đã giúp hình ảnh lịch sử nổi tiếng của Việt Nam được biết tới.

Nguyễn cho biết mọi thứ đã khác rất nhiều so với thời gian cô lớn lên ở Mỹ những năm 1990, khi một trong số ít nhân vật châu Á xuất hiện trên màn ảnh là nhân vật Trini Kwan (nữ diễn viên Thùy Trang thủ vai) trong bộ phim “Mighty Morphin Power Rangers”. Dù háo hứng đón xem sau khi đi học về, cô cho biết bản thân thấy thất vọng khi nhân vật này khá tẻ nhạt so với cốt truyện các nhân vật khác.

Bức 
Bức "After the Rains" (2022) của Shyama Golden (Ảnh: CNN).

Trong những năm gần đây, sự thể hiện trên màn ảnh được cải thiện đáng kể với các nhân vật gốc Á mạnh mẽ là trung tâm của các bộ phim như phim "Crazy Rich Asians", hay gần đây là phim "Everything Everywhere All at Once", cho đến những cây hài như Ali Wong và Mindy Kaling cởi mở thảo luận những trải nghiệm của họ với tư cách là một phụ nữ châu Á.

Hiện chúng ta đang ở một thời điểm thực sự thú vị, khi có nhiều thứ để xem mà dễ tiếp cận. Hy vọng sự đa dạng của các mảng văn hóa này sẽ bắt đầu đi vào tâm thức công chúng, để việc đón nhận sự kết tụ lớn người châu Á tại Mỹ có thể thực chất hơn dưới con mắt hàng ngày của mọi người”, nghệ sĩ chia sẻ.

Đó là một hy vọng của Huang, khi bà cho biết bạo lực với phụ nữ gốc Á, đặc biệt trong đại dịch, một phần có thể xuất phát từ việc bị “tôn sùng và tình dục hóa quá mức hay bị coi như những hình tượng như người máy” trong văn hóa đại chúng truyền thống. Cuộc triển lãm như “Wonder Women” có thể giúp mang lại chiều sâu hơn về cách nhìn nhận người phụ nữ châu Á.

Bức
Bức "Transmigration: Water Watchers" (2022) của Nadia Waheed (Ảnh: CNN).

Bà Nadia Waheed, tác giả tác phẩm "Transmigration: Water Watchers" cho biết dù “làn da nâu là một phần không thể thiếu trong tôi”, bà không chỉ là một phụ nữ Nam Á.

Tôi là một con người với đam mê, nỗi sợ, hy vọng, ước mơ, lo lắng, tất cả đều tồn tại vượt ra khỏi bản sắc chủng tộc của tôi. Tôi làm việc từ phần sâu thẳm nhất của tâm hồn mình. Điều tôi muốn truyền tải là chúng ta được phép tồn tại trong bất kỳ sắc thái và phức tạp nào mà chúng ta muốn, chúng ta không nhất thiết phải tồn tại như người khác bảo, phải hợp pháp hay hợp lệ”, bà chia sẻ.

Minh Nguyễn (theo CNN)

Triển lãm Nét đẹp miền núi của Câu lạc bộ Nữ họa sĩ

Triển lãm Nét đẹp miền núi của Câu lạc bộ Nữ họa sĩ

Triển lãm thường niên của CLB nữ hoạ sĩ diễn ra từ 28/ 2 - 8/3/2022, tại Hà Nội, với chủ đề Nét đẹp miền núi.