Xung đột Nga – Ukraina khiến EU phải thay đổi chính sách về người tị nạn

Liên minh châu Âu muốn tiếp nhận hàng triệu người tị nạn từ Ukraina, trong một động thái có thể vô tình làm thay đổi chính sách về người tị nạn và di cư kéo dài hàng thập kỷ qua của tổ chức này.

Chỉ sáu tuần trước, Ba Lan đã bắt đầu cho xây dựng một bức tường dọc theo biên giới với nước láng giềng Belarus nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn và di cư từ Syria, Iraq và Afghanistan đến châu Âu thông qua Minsk.

2022-03-01t185423z_2113068293_rc2rts9ja9kb_rtrmadp_3_ukraine-crisis-poland.jpg
Ước tính hơn 1 triệu người Ukraina đã rời tổ quốc do chiến tranh.

Trên con đường đi vào “miền đất hứa” EU, hàng ngàn người đã bị mắc kẹt tại dọc theo biên giới trong cái lạnh thấu xương. Họ không thể vào Ba Lan cũng như trở lại Belarus.

Và bây giờ? Chỉ hơn một tuần trước, Ba Lan, giống như tất cả các nước thành viên EU khác, đã mở cửa biên giới của mình để tiếp nhận những người tị nạn từ Ukraina. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã hứa rằng, mọi người sẽ được chào đón.

'Một phản ứng rất khác'

"Thật là khác biệt!", Catherine Woollard, Giám đốc của Hội đồng Châu Âu về Người tị nạn và Lưu vong (ECRE) ở Brussels, nói.

Hơn 1 triệu người đã rời khỏi Ukraina chỉ trong hơn một tuần kể từ khi Nga tuyên bố tấn công toàn diện vào nước láng giềng vào ngày 24/2. EU đang ước tính có tới 4 triệu người sẽ đến EU và đây là số lượng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cũng theo bà Woollard, châu Âu có thể đối phó với tình trạng người tị nạn vào thời điểm này thì cũng có thể làm được điều đó vào năm 2015. “ Nhưng tất nhiên, chúng ta thấy một phản ứng rất khác”, bà nói.

1440x810_cmsv2_473f8288-48ee-5ff5-8ded-4a5818edd62a-6005896.jpg
EU đã thay đổi chính sách để tiếp nhận người tị nạn Ukraina. Trong ảnh là người tị nạn đến từ Trung Đông và châu Phi ở biên giới Ba Lan - Belarus.

Bắt đầu từ năm 2015, khoảng 1 triệu người Syria chạy trốn cuộc nội chiến đã đến Trung Âu thông qua Hy Lạp và các nước Balkan. Cuộc tranh luận gay gắt về việc phân bổ những người tị nạn này đã đẩy EU vào một cuộc chiến chính trị dai dẳng, một cuộc chiến vẫn chưa kết thúc cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, bà Woollard vui mừng vì cho đến nay, EU đã phản ứng rất khác về những người trốn chạy khỏi Ukraina.

"Chúng tôi đánh giá cao điều đó. Chúng tôi hy vọng rằng điều này vẫn tiếp diễn. Rõ ràng, một phản ứng tập thể đối với một lượng lớn người tị nạn như thế này làm cho tình hình có thể kiểm soát được", bà Woollard cho biết.

Sự đồng thuận hiếm hoi giữa các quốc gia thành viên

Ủy viên Nội vụ EU Ylva Johansson cũng đã rất ngạc nhiên về tốc độ mà các Bộ trưởng Nội vụ EU có thể đạt được đồng thuận về cách giúp những người đến từ Ukraina sau nhiều năm bất hòa về chính sách di cư của EU.

"Tôi tự hào là một người châu Âu, tôi tự hào về sự đoàn kết mà các cá nhân đang thể hiện, chính quyền địa phương và khu vực, lực lượng biên phòng, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ các nước", bà Woollard nói vào đầu tuần này, sau khi 27 Bộ trưởng Nội vụ của EU đồng ý nhanh chóng chấp nhận tất cả những người tị nạn đến từ Ukraina.

Các bộ trưởng hứa sẽ đảm bảo cho người tị nạn cư trú ít nhất 12 tháng tại bất kỳ quốc gia EU nào, đồng thời cung cấp cho họ chỗ ở và chăm sóc sức khỏe; trường học cho em và quyền được làm việc. Ngoài ra, người tị nạn sẽ được miễn các thủ tục thường áp dụng đối với những người di cư đã đến Ý, Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha trong vài năm qua.

EU đang áp dụng “tiêu chuẩn kép”

Không muốn chỉ trích sự sẵn sàng giúp đỡ hiện tại nhưng bà Woollard nói rằng, có những tiêu chuẩn kép khi nói đến chính sách di cư ở EU. Điều này đặc biệt rõ ràng hơn ở các quốc gia như Ba Lan và Hungary - những quốc gia đã phong tỏa biên giới phía Nam của mình bằng một bức tường kể từ cuộc khủng hoảng di cư diễn ra vào năm 2015.

"Thật không may, chính sách di cư và tị nạn được định hình bởi các yếu tố như chủng tộc, tôn giáo và quốc gia xuất xứ. Có những thành kiến ​​trong hệ thống. Đây là những vấn đề cần được giải quyết trong dài hạn”, bà nói.

EU đang sử dụng thêm tiền mặt từ quỹ khẩn cấp để hỗ trợ các nước láng giềng của Ukraina, đặc biệt là các nước như Romania và Moldova - những quốc gia đang rất cần được hỗ trợ. Đồng thời, EU cũng đã miễn trừ điều luật quy định rằng, quốc gia đầu tiên vào EU tiếp nhận người tị nạn phải chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan.

60990458_7-2-.png
Người Ukraina đã đến nhiều nước trong EU.

Người Ukraina hiện có thể tự do đi đến các quốc gia EU khác, ngay cả khi họ không có hộ chiếu sinh trắc học – một yêu cầu bắt buộc trước đó. Tuy nhiên, các quy tắc như vậy sẽ không áp dụng cho những người mang hộ chiếu nước thứ ba có thị thực cư trú cho Ukraina - chẳng hạn như sinh viên đến từ châu Phi.

Hiện tổ châu Âu đang làm việc chặt chẽ với phía Ukraina để tất cả nhưng người được đối xử bình đẳng ở châu Âu, được cung cấp đầy đủ thức ăn, quần áo và chỗ ở, bà Johansson phác thảo cách tiếp cận của khối đối với những sinh viên này.

"Sau đó, chúng tôi tiếp cận các quốc gia thứ ba nơi họ đến ... và họ sẽ cử máy bay đến đón và đưa họ về nước", bà Johansson nói thêm.

Bộ trưởng Nội vụ Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Nancy Faeser, không có câu trả lời khi đề cập đến vấn đề người tị nạn.

"Lời giải thích duy nhất mà tôi có là chiến tranh đang ở rất gần. Nó ở ngay trung tâm châu Âu. Mức độ lo lắng sẽ khác khi bạn nhìn thấy những gì đang diễn ra ở đó", bà nói.

Giờ đây, các đề xuất cải cách đối với luật di cư và tị nạn của EU - đã được bàn từ rất lâu trước cuộc chiến ở Ukraina - dự kiến ​​sẽ được gấp rút thực hiện.

62181b2fd80ca400192d0db3.jpg
EU đã thay đổi chi1nhh sách để tiếp nhận người tị nạn Ukraina.

Bà Woollard cho biết, việc chấp nhận nhanh chóng những người tị nạn Ukraina chạy trốn khỏi cuộc tấn công của Nga cũng là lợi ích riêng của EU.

"Nó phải tiếp tục. Nguy cơ hoảng loạn và tê liệt ở EU sẽ chỉ giúp phục vụ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chúng tôi phải bằng mọi giá để tránh một cuộc khủng hoảng chính trị mà chúng tôi đã chứng kiến ​​vào năm 2015 và 2016", bà nói.

Vào thời điểm đó, EU hoàn toàn từ chối người di cư trong khi những quốc gia sẵn sàng chấp nhận người tị nạn lại lao vào một cuộc tranh luận gay gắt về cái gọi là "giới hạn người tị nạn" hoặc "không giới hạn". Theo thời gian, chính sách hạn chế phần lớn chiếm ưu thế, và các biên giới bị phong tỏa. Các thủ tục xin tị nạn, vốn được cho là sẽ được giải quyết trực tiếp tại biên giới bên ngoài của khối, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Nhưng, việc EU xử lý dòng người tị nạn cho vào năm 2022 là "đầy đủ và tập thể, nó cần phải như vậy", Woollard nói.

Các nhân viên cứu trợ người Romania làm sinh nhật cho đứa bé người Ukraina trong trại tị nạn.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương