Cha mẹ ly hôn con bị sốc tâm lý, phải làm sao?

Cha mẹ ly hôn, làm sao để con cái không bị ảnh hưởng tâm lý, học hành, nhất là khi các con còn nhỏ?

Đa số, khi đứng trước việc ly hôn của cha mẹ, con cái sẽ bị mất mát lớn về mặt tinh thần, bị tổn thương nhiều về tâm lý, mặc cảm tự ti với chúng bạn, với xã hội bên ngoài khiến chúng dễ dàng mất kiểm soát, dẫn tới nhiều hành động khó kiểm soát. 

Cha mẹ ly hôn, con cái sẽ bị mất mát lớn về mặt tinh thần, bị tổn thương nhiều về tâm lý.
Cha mẹ ly hôn, con cái sẽ bị mất mát lớn về mặt tinh thần, bị tổn thương nhiều về tâm lý.

Ly hôn, nguyên nhân lớn nhất tác động đến tâm lý trẻ

Khi cha mẹ ly hôn, trẻ rơi vào tình trạng hoảng loạn, lo sợ bị bỏ rơi. Một số em sẽ phải sống với bố mà thiếu mẹ, hoặc ngược lại. Trước ly hôn, bao giờ mâu thuẫn gia đình cũng xảy ra, lên đến cao trào, đỉnh điểm, đôi vợ chồng mới quyết định ly hôn.

Vì vậy, trẻ cũng đã sống trong bầu không khí gia đình không hòa thuận trong một thời gian dài. Nay lại sống trong cảnh ly tán, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của trẻ như nếp ăn, nếp ngủ, nghỉ, sinh hoạt, học tập. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý, tới kết quả học tập của các em cũng như để lại “di chứng” lâu dài.

Ảnh hưởng tâm lý trực tiếp và rõ nét

Tính tình thất thường, hung hăng

Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sinh lý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần sự giáo dục mang tính cương nhu tuỳ lúc của bố mẹ (mỗi người giữ một vai trò nghiêm khắc và dỗ dành nhất định).

Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.

Cha mẹ ly hôn, con cái dễ rơi vào cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ.
Cha mẹ ly hôn, con cái dễ rơi vào cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ.

Cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ

Khi bố mẹ ly dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han.

Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ.

Ảnh hưởng tới việc học hành

Với nhiều gia đình, sự kiện ly hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường.

Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng.

Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia của Mỹ (National Survey of Children) đối với trẻ trong các gia đình ly dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở trường; 13% bé sẽ bỏ học giữa chừng và có đến 60% các trẻ sẽ học hành sa sút so với khả năng học vấn của bố mẹ chúng.

Trẻ vẫn hạnh phúc khi thấy cha mẹ ly hôn trong thân thiện, vẫn cảm nhận được tình thương từ cha mẹ.
Trẻ vẫn hạnh phúc khi thấy cha mẹ ly hôn trong thân thiện, vẫn cảm nhận được tình thương từ cha mẹ.

Tuy vậy, ly hôn vẫn tốt hơn cãi nhau trước mặt trẻ

Trong cuốn sách tựa đề How to tell the kids của tác giả Vikki Stark, xuất bản vào năm 2015, phỏng vấn hơn 100 đứa trẻ và người lớn có cha mẹ ly hôn, cho thấy ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài.

Những phản ứng như khóc, giận giữ hay bị tổn thương được coi là bình thường ở trẻ sau khi cha mẹ ly hôn. Nhưng làm sao có thể làm giảm nguy cơ tổn thương cho trẻ?

Trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần

Ly hôn ảnh hưởng đến hầu hết trẻ em trong thời gian ngắn, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần sau đó. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ em gặp các vấn đề nghiêm trọng khi cha mẹ ly hôn.

Một nghiên cứu vào năm 2002 của nhà tâm lý học E. Mavis Hetherington và sinh viên Anne Mitchell Elmore, ở Trường ĐH Virginia (Mỹ), nhận thấy nhiều trẻ bị ảnh hưởng sau khi cha mẹ ly hôn chỉ trong thời gian ngắn, các ảnh hưởng như lo lắng, giận giữ, sốc hay mất niềm tin. Những phản ứng này ở trẻ thường mất đi hoặc giảm đáng kể sau khoảng 2 năm đầu. Chỉ có số ít trẻ phải chịu đựng lâu hơn.

Một nghiên cứu khác vào năm 2001 của nhà xã hội học Paul R. Amato, ở Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ), cũng cho thấy sự khác biệt giữa trẻ có cha mẹ ly hôn và trẻ sống cùng cha mẹ, nhưng không đáng kể.

Khi đánh giá thành tích học tập, các vấn đề tình cảm, hành vi, mối quan hệ xã hội... đối với những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn đến tuổi thiếu niên, nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt nhiều so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ. Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn vẫn học tốt, cư xử tốt... khi đến tuổi vị thành niên.

Nhiều người khi chứng kiến cha mẹ ly hôn trong sự thân thiện, ít tranh cãi, và vẫn cảm nhận được tình thương từ cha mẹ chia sẻ rằng họ cảm thấy ổn dù cha mẹ ly hôn. Trên tất cả, trẻ vẫn cảm thấy tốt hơn khi cảm nhận được tình thương từ cha mẹ sau ly hôn.

AN LY (t/h)

Chờ con thi đại học rồi ly hôn

Chờ con thi đại học rồi ly hôn

Mấy ngày nay, câu chuyện 'Chờ con thi đại học rồi ly hôn' được các chị em chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội.