Đằng sau một cuộc phá thai

Không ai có quyền đánh giá nếu bản thân không cho họ những quyền đó. Đừng vì tổn thương mà tự nhận tiêu cực, tự ti về mình.

T 19 tuổi, là một công nhân tại một nhà máy nọ ở quê tôi. Sở thích của em là lên facebook đọc status của tôi.

Có một ngày, em đột ngột inbox: “Chị! Chị có ghét ba chị không?”. Ba tôi bỏ nhà đi khi tôi chỉ 4 tuổi khi ba má tôi chẳng thể hoà hợp được. Và rồi em kể gia đình em cũng ở một hoàn cảnh tương tự khi mẹ em chỉ là tình nhân của ba em. Bà sinh ra anh trai và em trong sự tủi nhục vì điều tiếng xung quanh. Ba mẹ em cũng không thể chung sống một cách danh thuận khi ông thường ở nhà vợ cả. Em cũng như tôi chịu nhiều tổn thương từ thơ ấu, sự coi thường của chòm xóm vì hoàn cảnh gia đình.

Ảnh minh họa: internet.
Ảnh minh họa: internet.

Và rồi, cũng đột ngột như khi em inbox bằng câu hỏi về tình cảm gia đình, em đột nhiên thú nhận: “Chị! Em đã phá thai”.

Hai lần có thai với chồng, em đều bỏ đi mặc cho chồng em đau khổ.

Và cả chính em cũng đau khổ khi luôn mơ thấy con mình. “Nó dễ thương lắm chị. Em không muốn thức giấc”. Nhưng em không muốn sinh ra nó. Em căm ghét chính em cũng vì điều đó. Như một vòng luẩn quẩn.

Sự thú nhận đó mở đầu cho một câu chuyện đầy uẩn khúc khi em lại đưa cho tôi một thông tin mới về ấu thơ của em: “Chị! Em đã từng bị hai người hiếp dâm”.

Lần thứ nhất, khi em 6 tuổi, người đàn ông 30 tuổi ở gần nhà thường gọi em qua nhà chơi. Và rồi, một hôm anh ta bảo em nằm trên giường chơi trò chơi. Anh ta cố nhét dương vật vào, mặc cho em đau đớn. Dĩ nhiên sau đó là một lời dọa nạt không được kể chuyện này với ai.

Lần thứ hai, khi em 8 tuổi, em được sai đến nhà anh họ lấy đồ. Anh họ của em khi đó 15 tuổi. Chừng như ở tuổi hứng tình bất tử nên anh họ em bảo em phải cho cậu ấy làm mới được lấy đồ. Em kể suy nghĩ của mình lúc đó: “Hình như mình phải gặp những chuyện này” nên em nằm xuống để anh họ thử chơi trò người lớn.

Dĩ nhiên, khi viết những lời này, tôi chỉ có thể miêu tả mọi thứ nhẹ nhàng hết sức có thể. Bởi vì không thể nào trong một cuộc trò chuyện mà em có thể kể hết cho tôi chi tiết hai lần “hiếp dâm” đó. Vì đó là tổn thương mà em không muốn đối mặt với rất nhiều cảm xúc phức tạp kìm nén.

Ảnh minh họa: internet.
Ảnh minh họa: internet.

Nhưng tôi lấy kinh nghiệm từ chính mình và một số người có tổn thương liên quan đến tình dục, tôi buộc em phải tái hiện lại cho tôi một cách thành thực nhất về những lần hiếp dâm ấy.

Ngày ấy, cũng vì tôi không thừa nhận là tôi tò mò mà để cho cảm xúc căm ghét trỗi lên, tôi đã không thể đối mặt với chính tôi khi nhìn lại tổn thương ấy. Khi còn là một đứa trẻ, hầu như đêm nào tôi cũng phải chứng kiến cảnh làm tình. Tiếng rên rỉ ám ảnh tôi như một sự khiêu khích. Và tôi bị ảnh hưởng từ nó mà không hay biết. Tôi chỉ thích khiêu khích những người khác cho dù không muốn làm tình với họ. Nó dẫn đến nhiều sự việc không mong muốn sau đó như một vòng luẩn quẩn.

Sau này, trong quá trình chữa lành của chính mình, tôi miêu tả ký ức mà tôi không muốn đối mặt ấy, tôi thừa nhận sự kích thích của mình vì nó. Và lạ thay, giây phút thừa nhận không chối bỏ chính mình lại là lúc mà tôi cảm nhận sự nhẹ nhàng của thân tâm và đạt trạng thái giác ngộ khi đó. Hạnh phúc hoá ra chỉ là chấp nhận và thành thực với chính mình. Không phán xét.

Quay ngược lại câu chuyện em gái ấy, tôi cũng dùng kỹ thuật tái hiện ký ức và đặt những câu hỏi để em có thể trả lời thành thực các cảm xúc của em khi đó mà không có sự phán xét nào. Và sự dẫn dắt đó khiến em nhẹ lòng đi khi chính tôi cũng không hề phán xét khi em thú nhận em tò mò mà không hề căm ghét hai người kia.

Vì lúc còn là đứa trẻ, ta vẫn không hiểu những điều đó là gì. Nó chỉ là một trải nghiệm như bao trải nghiệm khác trong cuộc đời của ta. Sau này khi có nhận thức hơn, ta lại thường phán xét những điều đã qua mà không chấp nhận mọi thứ như nó đã là. Ta đau khổ vì điều đó.

Em ấy đã lớn lên trong một gia đình tan vỡ, chịu nhiều khinh khi của người đời và trải nghiệm tình dục quá sớm khiến trong lòng rất tự ti.

Vào năm 17 tuổi, em làm đám cưới cũng chỉ vì nghĩ đối phương có thể lo cho em được.

Tôi hỏi em có yêu chồng không? Em bảo không.

Lúc ấy, em chỉ muốn cậu ấy ôm lấy em nhưng rồi cậu ấy quan hệ mà không nâng niu cảm xúc của em. Em để mình trôi đi, không phản kháng như cuộc đời không biết trôi đi về đâu.

Ảnh minh họa: internet.
Ảnh minh họa: internet.

Khi cưới nhau rồi, ngay cả việc hôn nhau, em cũng chỉ thấy toàn nước miếng của chồng mà không có mùi vị tình cảm nào khác.

Làm sao em có thể có con với người em không hề yêu thương? Làm sao em có thể có con khi em còn chưa biết yêu thương chính mình, chưa biết chấp nhận bản thân mình, chưa thể tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại?

Em sợ con em rồi sẽ lớn lên như em. Không được yêu thương.

Em bỏ nó đi và em đau khổ vì điều đó khi cảm giác tội lỗi lại chồng chất.

Tôi bảo sao không chia tay chồng? Em sợ sẽ không có người đàn ông nào chấp nhận em.

Em gái thật ngốc. Không phải là một ai đó sẽ chấp nhận em mà là chính em phải tự chấp nhận mình.

Đi tìm một người nào đó bao dung cho những ký ức đầy những tổn thương của mình thực ra chỉ là một sự dựa dẫm, lệ thuộc vì những yếu đuối thẳm sâu bên trong.

Một mai người đó đi mất, em sẽ chỉ rơi vào trạng thái chới với, chông chênh và trầm cảm nặng nề hơn mà thôi.

Cuộc sống của em suy cho cùng chỉ có thể tự bản thân đương đầu với tất cả. Vì yêu mình mà phải mạnh mẽ, kiên cường và có trách nhiệm hơn.

Không ai kể cả chị có quyền đánh giá em thế nào nếu em không cho họ cái-quyền-đó. Đừng vì những tổn thương mà tự nhìn nhận tiêu cực, ôm lấy những tự ti về mình.

Phật Thích Ca khi xưa đi hóa độ chúng sinh còn có bao nhiêu kẻ căm ghét. Huống chi là những người chưa-hoàn-thiện-như-chúng-ta.

Mong ai cũng yêu thương mình là một điều bất khả thi.

Hãy yêu thương mình và sống tốt hơn mỗi ngày vì em xứng đáng với điều đó chứ không phải để xứng đáng với ai đó.

Vân Anh

Mối quan hệ mở hay tình yêu không đủ?

Mối quan hệ mở hay tình yêu không đủ?

Mối quan hệ muốn lâu dài và bền vững chỉ có thể dựa trên thành thật là khi có thể thổ lộ với bạn đời về những rung động ngoài luồng.