Những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Rằm tháng Giêng, chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển chỉ ra những nguyên tắc cần phải nhớ khi cúng rằm tháng Giêng như sau.

Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng ( Tết nguyên tiêu )

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “ Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.

Do vậy ngoài mâm lễ gia tiên chúng ta có thể làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc, không cần lễ lạt cao sang tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà sửa lễ.

Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả tự trồng được, mấy nén nhang với lòng thành kính.

Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu là ngày lễ lớn của người Việt Nam. Rằm tháng Giêng cũng đồng thời là rằm đầu tiên của năm mới, đây thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

Ngày nay, đêm rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng làm mâm cỗ cúng rằm.

Những nguyên tắc cần nhớ khi cúng rằm tháng Giêng

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển chỉ ra những nguyên tắc cần phải nhớ khi cúng rằm tháng Giêng.

Các gia đình thường chuyển bị mâm cỗ với những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền.
Các gia đình thường chuyển bị mâm cỗ với những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền.

Dọn dẹp ban thờ

Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.

Không dùng hoa giả

Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Phải sử dụng đồ mới để cúng

Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt.

Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Đồ cúng lễ

Nhiều gia đình làm cả hai lễ: Lễ chay lễ Phật và lễ mặn để lễ thần linh, tổ tiên. Nếu gia đình nào làm hai lễ thì phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương , tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.

Lưu ý khi thắp hương

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh, tổ tiên, ông bà.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương