Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Những hạt chứa trong một số loại trái cây tưởng chừng vô bổ nhưng mang lại nhiều lợi ít tốt cho sức khỏe.

Một số loại trái cây chưa hạt gây hại cho sức khỏe nhưng chúng ta vẫn ăn thường xuyên, trong khi đó có những loại quả mà hạt của chúng còn bổ dưỡng hơn cả thịt quả thì chúng ta lại bỏ phí. 

Những loại quả nên ăn cả hạt

Mít

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt mít chứa nhiều vitamin A giúp sáng mắt và đẹp da. Ngoài ra, hạt mít còn giàu chất sắt và chất xơ không hòa tan, giúp thải độc, bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.

Lựu

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt lựu chứa nhiều vitamin, chất khoáng và đường nên giúp giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, hạt lựu còn chưa các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi.

Đu đủ

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Trong hạt đu đủ có chứa nhiều Papain, một loại enzyme giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, hạt đu đủ còn giúp chữa lành bệnh xơ gan, diệt giun và một số loại vi sinh có hại trong ruột.

Ngoài ăn hạt đu đủ sống, bạn còn có thể xay nhuyễn, nghiền nát thành bột nhão hay kết hợp trong món salad để ăn.

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt bơ  là loại hạt ăn được hẳn là thông tin khá bất ngờ với nhiều người. Hạt bơ chứa 70% lượng Axit amin của quả bơ, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm, giàu axit béo và omega tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa ung thư.

Hạt bơ có thể ăn được bằng cách ngâm rượu, phơi khô, nướng chín và nghiền thành dạng bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong salad, sinh tố.

Vải

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Vải là một loại trái cây không những vừa ngon vừa ngọt và hạt của nó còn ăn được và được xem như một loại thảo dược trị được rất nhiều bệnh.

Bạn có thể sấy khô hạt vải rồi xay nhuyễn, pha mỗi lần khoảng 10g với nước ấm rồi uống để phòng biến chứng bệnh tiểu đường loại 2.

Dưa hấu

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt dưa hấu chứa nhiều sắt, magiê, axit folic tốt cho việc duy trì các chức năng trao đổi chất của cơ thể, giúp tim và xương luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, hạt dưa hấu còn chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa giúp làm chậm lão hóa và giúp làn da khỏe mạnh. Chúng còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin B, niacin, cũng như magie khoáng sản. Hạt dưa hấu còn hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như phát ban, phù nề.

Bạn có thể rang hạt dưa hấu cùng với một ít dầu ô-liu và muối làm món ăn vặt vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Hạt Chanh

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt chanh có thể ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể bằng cách đập giập, đun sôi rồi lọc lấy nước để uống.

Hạt nho

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt nho là nguồn cung cấp hợp chất proanthrocyanadin, chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa các vấn đề về da như bệnh vẩy nến, viêm mụn, nếp nhăn, giúp bảo vệ tim mạch, thị lực hay ngăn ngừa hen suyễn. Các chiết xuất từ hạt nho còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia UV.

Hạt me

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt me có thể rang, nướng, ngâm, luộc, hoặc chiên để ăn. Ngoài ra, hạt me còn có thể nghiền nhuyễn thành bột để dùng trong các món bánh, súp để ăn. Loại hạt này chứa nhiều phốt pho, magiê, vitamin C, kali, canxi và các axit amin quan trọng khác.

Những loại trái cây không nên ăn hạt

Cà chua

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt cà chua không được khuyến khích tiêu thụ vì khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.

Ớt

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Hạt ớt cay hơn phần thịt và chúng rất dễ dính vào thành ruột dạ dày nên có thể gây bỏng rát và tổn thương niêm mạc dạ dày. Ăn hạt ớt nếu không nhai kỹ có thể gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón và đau dạ dày.

Dưa leo

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Ăn nhiều hạt dưa leo có thể gây tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu ăn hạt dưa chuột mà không nhai kỹ có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, nếu ăn ít dua chuột bạn có thể ăn cả hạt nhưng nhớ nhai kỹ, còn ăn thường xuyên và nhiều thì tốt nhất nên bỏ hạt.

Táo

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Ngoài nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ thì hạt táo có chứa hợp chất Cyanide - một loại đường độc. Nếu sử dụng một lượng lớn chất Cyanide có thể gây khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, suy hô hấp, co giật, tổn thương phổi, thậm chí tử vong.

Những người sống sót khi bị ngộ độc nặng có thể để lại di chứng tổn thương tim và não. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn hạt táo.

Ổi

Những loại trái cây nào nên ăn hạt và không nên ăn hạt?

Ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn luôn cả phần hạt mà không nhai kĩ, hạt ổi cứng rơi xuống vào dạ dày sẽ không tiêu hóa được nên dễ gây đau dạ dày. Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp rất nguy hiểm. 

Do đó, khi ăn ổi bạn nên nhai thật kĩ hạt, nếu không nhai được thì tốt nhất nên bỏ hạt đi. Đặc biệt, nếu bị bệnh dạ dày thì càng cần phải tách bỏ hạt ổi để tránh làm bệnh nặng thêm.

(Tổng hợp)

HOÀNG GIA

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương