Quản lý tốt tài chính cá nhân trong mùa dịch: sẵn sàng cho trạng thái "bình thường mới"

Để vượt qua đại dịch, bạn không chỉ cần một sức khỏe tốt, mà còn cần duy trì nguồn tài chính ổn định và trang bị thêm kiến thức cho bản thân.

Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Chưa kịp phục hồi sau đợt dịch Covi-19 thứ nhất, đợt dịch thứ 2 đã bùng phát với nhiều rủi ro tiềm tàng sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam khó có thể phục hồi trong năm 2020. Không chỉ doanh nghiệp đang tìm mọi cách sống sót qua dịch, mà mỗi cá nhân cũng nên gấp rút tìm cách duy trì tài chính cho bản thân và gia đình khi quỹ dự phòng sắp tới có thể sẽ cạn.

Thiết lập lại ngân sách, ưu tiên những khoản cần thiết để chi tiêu

Nếu chỉ quẩn quanh với những suy nghĩ tiêu cực như: Liệu mình sẽ cầm cự trong bao lâu? Cách khắc phục tạm thời là gì? Hay là tham khảo những gói vay tiêu dùng?... thực sự sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì mà còn khiến bạn lâm vào tình trạng tồi tệ hơn.

Việc đầu tiên, bạn cần cộng hết tất cả những khoản tài chính mà bạn có để nắm được một con số chính xác. Bạn không thể hoạch định ra những kế hoạch tài chính của bản thân nếu như chính bạn không nắm rõ được số tiền bạn đang có là bao nhiêu. Khi biết được tình trạng tài chính của bản thân bạn sẽ cần tìm hướng đi phù hợp để tránh rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

Việc đầu tiên, bạn cần cộng hết tất cả những khoản tài chính mà bạn có để nắm được một con số chính xác để có thể hoạch định được kế hoạch tiếp theo.
Việc đầu tiên, bạn cần cộng hết tất cả những khoản tài chính mà bạn có để nắm được một con số chính xác để có thể hoạch định được kế hoạch tiếp theo.

Tài chính cắt giảm trong khi bạn vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, điện nước, phí tiêu dùng… nên bạn cần một kế hoạch phân loại và sắp xếp các khoản chi tiêu sẽ giúp các bạn có thể ổn định tài chính.

- Liệt kê cụ thể những mục cần chi thiết yếu trong mùa dịch Covid-19 (Gạo, nước, thực phẩm…)

- Đưa ra giới hạn chi tiêu cho từng mục cụ thể để có thể kiểm soát và cân đối tiêu dùng hàng ngày.

- Ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu và phát sinh mỗi tháng để cắt giảm những khoản không cần thiết, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ chi tiêu của bản thân.

- Chia sẻ chi phí bằng cách rủ thêm người ở cùng để san sẻ gánh nặng tiền nhà, internet, điện, nước… Hoặc cùng dùng chung tài khoản dịch vụ, khóa học, ứng dụng… với bạn bè để giảm bớt chi phí. Nếu có thể, thì mua hàng chung với người khác cũng là cách để giảm bớt giá vận chuyển…

Tất cả mọi kế hoạch bạn đặt ra sẽ không hoàn thành nếu bạn không kiên trì thực hiện. Chỉ khi thực sự cố gắng tiết kiệm, làm đúng với kế hoạch thì tình hình tài chính mới có thể ổn định được.

Tìm thêm các phương án giúp tăng thu nhập

Hầu hết mọi người chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất đến từ công việc chính. Tuy nhiên, nếu muốn ổn định về mặt tài chính, bạn nên kiếm tiền từ nhiều hơn một nguồn thu nhập. Kết hợp việc làm thêm với việc cắt giảm chi phí tình hình tài chính của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

-Cách đơn giản nhất giúp bạn có thêm tiền là bán đi những món đồ không cần thiết. Không những vậy, điều này cũng góp phần hỗ trợ bạn thực hành lối sống tối giản. Dù nhiều hay ít, việc bán đi đồ cũ sẽ giúp quỹ của bạn tăng lên.

-Tìm thêm việc các công việc có thể làm tại nhà: Những công việc online như copywriter, phiên dịch, cộng tác viên viết bài,… là lựa chọn không tệ, không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập còn giúp bạn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng viết lách. Bạn có thể vào Vietnamworks, LinkedIn hay Facebook để tìm tin tuyển dụng. Thậm chí Google cũng đã lập ra một trang khẩn cấp về COVID-19, cung cấp cả thông tin việc làm bên cạnh tình hình về dịch.

Những công việc online như copywriter, phiên dịch, cộng tác viên viết bài,… là lựa chọn không tệ, không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập còn giúp bạn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng viết lách
Những công việc online như copywriter, phiên dịch, cộng tác viên viết bài,… là lựa chọn không tệ, không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập còn giúp bạn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng viết lách

 - Bán hàng online: Thời gian này, một số trang mua sắm trực tuyến có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường, với trung bình 3.000 đơn hàng/ngày. Nếu không dư dả về nguồn vốn thì việc lựa chọn làm cộng tác viên bán hàng online là hợp lý hơn cả.

- Đầu tư vào thời điểm này cũng là một bước đi được nhiều chuyên gia khuyến khích. Chứng khoán toàn thế giới đang trong đà rớt điểm nhiều nhất lịch sử. Đây là mối nguy nhưng cũng là cơ hội đầu tư cho những người mạnh dạn. Sau các đợt khủng hoảng, chứng khoán sẽ luôn phục hồi và giá trị cổ phiếu bạn mua có thể tăng vọt. Nhờ đó, dù tình hình kinh tế bản thân sau dịch đang đóng băng, bạn vẫn có một khoản để duy trì sinh hoạt cho đến khi tìm được nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, hãy thường xuyên theo dõi các bản tin kinh tế cùng phân tích của chuyên gia để biết nên đầu tư thế nào cho hợp lý.

Có phương án chuẩn bị cho trường hợp thất nghiệp

Theo báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong quý 1/2020 có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Sẽ thế nào nếu doanh nghiệp bạn nằm trong số ấy? Hãy bắt đầu tìm việc mới khi bạn thấy bản thân có nguy cơ mất việc, như doanh thu công ty giảm mạnh hay công ty có chính sách cắt giảm nhân viên…

Ngoài ra hãy tìm hiểu chính sách hỗ trợ kinh tế cho người lao động trong thời gian này. Ví dụ hãy làm đơn hưởng trợ cấp thất nghiệp để được nhận hỗ trợ hàng tháng hay tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Trong đó có các phương án hỗ trợ tài chính cho người lao động hay tạm dừng đóng quỹ hưu và tử tuất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, gói đề xuất nâng chuẩn trợ cấp xã hội từ 270 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng/người/tháng cũng đang được Chính phủ xem xét.

Học thêm kiến thức, kỹ năng mới

Dù muốn duy trì công việc hiện có hay đi tìm công việc mới, bạn cũng cần kiến thức. Có thêm kiến thức và kỹ năng mới giúp bạn có cơ hội tìm việc làm mới được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Có thêm kiến thức và kỹ năng mới giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc tìm việc làm mới được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có thêm kiến thức và kỹ năng mới giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc tìm việc làm mới được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong thời gian này, bạn có thể học thêm ngoại ngữ, học thêm những khóa thiết kế, dựng video hoặc tham gia các khóa học online tại của đại học Yales, Coursera với nhiều khóa học online của các trường đại học hàng đầu thế giới...

Trong thời điểm hiện nay, nhiều thư viện cũng cho phép bạn truy cập sách miễn phí như: National Emergency Library, Project Muse, Cambridge University Press giúp bạn dễ dàng tìm đọc những tài liệu cần thiết.

Hãy để ý đến việc phát triển kiến thức, tranh thủ học hỏi lúc này sẽ tạo một điểm nhấn trong hồ sơ xin việc hoặc giúp bạn gây ấn tượng với sếp.

Khó để có thể dự đoán sau đại dịch, cuộc sống bạn sẽ bị đảo lộn như thế nào, nhưng chắc chắn để vượt qua đại dịch, bạn không chỉ cần một sức khỏe tốt, mà còn cần duy trì nguồn tài chính ổn định và trang bị thêm kiến thức cho bản thân để có thể sẵn sàng bứt phá khi trạng thái "bình thường mới" được thiết lập trở lại.

Thu Thủy (t/h)

Chăm sóc sức khỏe từ xa “lên ngôi” giữa mùa dịch COVID-19

Chăm sóc sức khỏe từ xa “lên ngôi” giữa mùa dịch COVID-19

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông ninh hoặc máy tính nối mạng, người bệnh đã có thể được các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu khám bệnh.