Tiếp xúc với hóa chất khi mang thai, con sinh ra có IQ thấp

Nghiên cứu tại Trường Y khoa Icahn tại Mount Sinai cho thấy, các chất hóa học gây rối loạn nội tiết liên quan đến sự phát triển thần kinh của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc phơi nhiễm một số hóa chất có trong hộp đựng thức ăn, đồ uống bàng nhựa và các sản phẩm tiêu dùng khác có liên quan đến chỉ số IQ của trẻ em ở độ tuổi lên 7, theo cảnh báo từ một nghiên cứu.

Các hóa chất này đi qua nhau thai trong thai kỳ, ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi chúng ta tiếp xúc với hóa chất cùng một lúc, phơi nhiễm có thể gây hại ngay cả khi hàm lượng hóa chất ở mức độ thấp, nhà nghiên cứu Eva Tanner tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York cho biết.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng các hỗn hợp hóa chất có khả năng phá vỡ nội tiết tố liên quan đến sự phát triển tế bào thần kinh và được công bố trên Tạp chí Môi trường quốc tế. Trong nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em Thụy Điển, gọi tắt là SELMA, các nhà khoa học đã lấy 26 hóa chất trong máu và nước tiểu của 718 thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Những hóa chất này bao gồm bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong hộp đựng thức ăn và đồ uống bằng nhựa, thuốc trừ sâu, phthalates và các hóa chất khác có trong các sản phẩm tiêu dùng. Một trong 26 hóa chất được biết đến với khả năng làm gián đoạn hoạt động nội tiết ở người.

Tiếp xúc với hóa chất khi mang thai, con sinh ra có IQ thấp

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành theo dõi những đứa trẻ 7 tuổi. Họ phát hiện ra rằng nếu người mẹ nạp nhiều hóa chất có hại trong suốt thai kỳ, những đứa con sinh ra đặc biệt là bé trai, có chỉ số IQ thấp hơn, điểm số thấp hơn 2 điểm so với bạn bè cùng trang lứa.

Thành phần bisphenol F (BPF), một hợp chất thay thế BPA, được đánh giá là đóng góp cao nhất trong việc hạ thấp chỉ số IQ của trẻ em. Tức là, cả BPF và BPA đều không an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, các hóa chất khác như chloropyrifos được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, chất polyfluoroalkyl được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch, thành phần triclosan có trong xà phòng kháng khuẩn, phthalates được tìm thấy trong nhựa, mỹ phẩm có chứa polyvinyl clorua mềm cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và thai nhi ngay cả khi chúng chỉ tồn tại trong cơ thể trong một thời gian ngắn.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngăn ngừa phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai tiếp xúc của các hóa chất độc là điều rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Nó giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch của người mẹ và ngăn ngừa tổn thương thần kinh cho trẻ.

Cũng theo Giáo sư Carl-Gustaf Bornehag, đang làm việc tại Đại học Karlstad, Thụy Điển khẳng định “Việc tiếp xúc với hỗn hợp hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng thông thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em, thậm chí một số hóa chất được cho là an toàn hơn, như BPF cũng có thể không an toàn hơn cho trẻ em”.

Theo thehealthside.com

THÙY TRANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương