Uống cà phê buổi sáng là thói quen hàng ngày của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi hoặc người muốn chống lại cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, điều đáng lo là thời điểm này thường là lúc bụng đói. Hoặc không ít người dùng cà phê trong bữa sáng nhưng lại chọn uống nó đầu tiên trong thực đơn.
Không nên uống cà phê khi bụng đói, nhất là vào buổi sáng (Ảnh minh họa) |
Điều này không chỉ cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng, tác động xấu tới quá trình tiêu hóa, tăng axit dạ dày, tăng cảm xúc lo lắng/bồn chồn… mà còn dễ làm đường huyết mất kiểm soát.
Uống cà phê khi bụng đói buổi sáng làm tăng tới 50% lượng đường trong máu
Nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Bath (Anh) về tác động của cà phê tới sức khỏe đã một lần nữa khẳng định uống cà phê khi đói gây hại cho đường huyết. Nhóm nghiên cứu chia đối tượng thử nghiệm thành 3 nhóm: ngủ bình thường và uống cà phê lúc đói buổi sáng, mất ngủ và uống cà phê lúc đói buổi sáng, mất ngủ và ăn lót dạ rồi mới uống cà phê buổi sáng.
Kết quả cho thấy, dù là thời điểm nào trong ngày mà uống cà phê khi bụng đói đều gây rối loạn đường huyết. Đặc biệt, tác động này sẽ lớn và rõ ràng hơn nếu uống cà phê khi đói vào buổi sáng. Tình trạng càng nghiêm trọng hơn nếu bạn trải qua một đêm khó ngủ, mất ngủ. Lúc này, uống cà phê khi bụng đói vào buổi sáng sẽ làm giảm 50% khả năng xử lý lượng đường trong máu. Duy trì lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cùng một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa khác.
Giáo sư James Betts thuộc Đại học Bath khẳng định: “Mặc dù cà phê có nhiều chất có lợi, chẳng hạn như axit chlorogen trong cà phê có tác dụng hạ đường huyết nhưng nếu bạn uống cà phê không đúng thời điểm, tác dụng của cà phê lên lượng đường trong máu có thể phản tác dụng và thay vào đó làm tăng lượng đường trong máu. Ví dụ như khi ngủ không ngon giấc và bạn uống cà phê khi đói vào buổi sáng, đường huyết có thể tăng lên 50%”.
Ông cũng giải thích cách mà cà phê tác động tới lượng đường trong máu nếu uống khi đói là nó gây ra tình trạng kháng insulin. Đồng thời, caffeine trong cà phê làm tăng các hormone gây căng thẳng - cortisol và adrenaline. Hai loại hormone này hướng dẫn gan sản xuất glucose mới từ protein và axit béo, từ đó làm tăng nồng độ đường trong máu. Điều này còn gây căng thẳng, dẫn tới xử lý đường huyết kém hiệu quả, các hormone tạm thời ngăn cản cơ bắp hấp thụ glucose.
Còn lý do uống cà phê khi bụng đói buổi sáng tác động đến đường huyết nhiều hơn là do đồng hồ sinh học của cơ thể. Vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tạo ra glucose dự trữ để chuẩn bị cho ngày mới, đồng thời tiết ra một số hormone làm giảm độ nhạy cảm với insulin. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể cũng yếu hơn cộng thêm hoạt động của tuyến tụy tăng tiết hormone vào giai đoạn này. Tất cả những điều này là tăng lượng đường trong máu vào mỗi sáng khi đói dù bạn có bị tiểu đường hay không. Và nếu thứ đầu tiên cơ thể chúng ta tiếp xúc sau đêm ngủ dài là cà phê thì tác động của nó tới đường huyết sẽ càng nhanh và lớn hơn.
Đặc biệt, người ngủ không ngon giấc, mất ngủ thì sáng dậy càng khó kiểm soát đường huyết. Do giấc ngủ kém có thể làm tăng kháng insulin, khiến cơ thể khó sử dụng hormone này để đưa glucose từ máu vào tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Nếu muốn uống cà phê, hãy ăn sáng trước để tránh làm tăng đường huyết (Ảnh minh họa) |
Giáo sư James nhắc nhở: “Trong ba bữa ăn, lượng đường trong máu tăng rõ rệt nhất sau bữa sáng nên việc kiểm soát lượng đường trong máu vào bữa sáng đặc biệt quan trọng. Cách đơn giản để khắc phục là ăn sáng xong mới uống cà phê. Nên tuân thủ 4 nguyên tắc ăn sáng: ít dầu, ít muối, ít đường và nhiều chất xơ. Trong đó, cũng không nên ăn quá nhiều món có tinh bột tinh chế vì cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường”.
Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Sunday More
Thứ nước thơm nức mũi, không chỉ giải khát mà còn chống lại tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch
Nhiều người uống nước chanh leo chỉ đơn thuần để giải khát mà không biết nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp như thế nào.