10 ngành học bị sinh viên "điểm danh" là ít triển vọng nghề nghiệp, lương thưởng thấp nhất hiện nay

Có thật là những ngành học này ít cơ hội việc làm?

Đối với các bạn học sinh cấp 3, câu hỏi chọn ngành học nào luôn là chủ đề nóng bỏng mỗi mùa tuyển sinh đến. Để trả lời câu hỏi này thực sự rất khó trả lời, bởi mỗi người sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Ngoài ra, yếu tố nhu cầu của thị trường cũng được nhiều bạn trẻ cân nhắc mỗi khi đưa ra quyết định chọn ngành chọn nghề.

Trên Quora - một trang web hỏi đáp (Q&A) được cộng đồng người sử dụng tạo lập, trả lời, và biên tập, đang hot rần rần câu hỏi: "Những ngành học ít triển vọng nhất hiện nay?" và rất nhiều sinh viên Mỹ đã đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ thống kê dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo bởi ngành học nào cũng sẽ có giá trị của nó trong xã hội. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Triết học

Seth: "Những người chọn ngành Triết học có lẽ phần nhiều vì 'đam mê'. Sự thật là nếu bạn thực sự chọn theo đuổi ngành Triết học, điều đó cũng nhiều hay ít có nghĩa là bạn không quan tâm đến mức lương sau khi tốt nghiệp của mình, bởi trung bình mỗi năm những người làm trong lĩnh vực này đạt được 48.000 đô la (hơn 1,1 tỷ đồng)".

2. Nghiên cứu tôn giáo

Martins: "Trừ khi bạn có động lực trở thành một Giáo sư, ngành nghiên cứu tôn giáo mới thực sự đáng để theo đuổi, dù rằng thị trường việc làm liên quan đến công việc này không lớn, dữ liệu thống kê cho thấy thu nhập trung bình của ngành này là 30.000 đô la (hơn 740 triệu đồng)".

3. Khoa học xã hội

Adam: "Ngành khoa học xã hội nằm trong danh sách này cũng không quá bất ngờ, bởi vì trung bình một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học xã hội có bằng Thạc sĩ chỉ có thể kiếm được 50.000 đô la (hơn 1,2 tỷ đồng) mỗi năm."

4. Nhân chủng học

Orkan: "Nhân chủng học đòi hỏi sự kiên nhẫn của người học, khả năng chịu áp lực. Những người theo học ngành này phải có khả năng giao tiếp, yêu thích suy ngẫm và có khả năng quan sát mạnh mẽ…".

5. Báo chí

Richardson: "Bằng cấp về Báo chí không hề dễ dàng để đạt được, nhưng đồng thời, nếu bạn có bằng này, tỉ lệ có việc làm cũng không quá cao".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Kịch nghệ

Harjai: "Đây là một chuyên ngành đòi hỏi rất nhiều ý chí và tài năng nghệ thuật. Dù sao đi nữa, trong số biết bao người mơ ước trở thành diễn viên Hollywood, thực sự có bao nhiêu người có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình?".

7. Âm nhạc

Kim: "Ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc không có việc làm. Lý do vẫn như cũ, một tấm bằng chuyên ngành âm nhạc không giúp bạn trở thành một nghệ sĩ hay một nhạc sĩ".

8. Lịch sử nghệ thuật

Hannah: "Có bao nhiêu công việc thực sự cần đến những người tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử nghệ thuật? Câu trả lời theo tôi nghĩ là rất ít".

9. Truyền thông

Hunter: "Được coi là một bằng cấp khá dễ dàng để đạt được, điều này cũng có nghĩa là khi bạn bước vào thị trường lao động, sức cạnh tranh của bạn sẽ giảm xuống".

10. Tâm lý học

John: "Đây là một ngành học có vẻ ngoài hào nhoáng hơn thực chất, số người chọn học nghề này và số người cuối cùng làm trong lĩnh vực này tỷ lệ nghịch".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết luận

Như đã đề cập ở trên, ngành học nào cũng sẽ có "đất sống" trong thị trường lao động hiện nay, bởi bản chất ngành học được tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giữa một người không có bằng đại học với một người có bằng đại học, đương nhiên con đường thăng tiến của người có bằng sẽ vững vàng hơn. Có thể ngay từ đầu tấm bằng đại học chưa cho bạn công việc tốt nhưng nó vẫn là một tấm vé "bảo trợ" con đường nghề nghiệp sau này. Đừng để quãng thời đại học của bạn trôi qua vô nghĩa, mà không ngừng trau dồi, phát triển khả năng của bản thân bạn nhé!

Đông