5 dấu hiệu sớm khi bị loét dạ dày và 6 thói xấu cần tránh để phòng bệnh

Thói quen hàng ngày, nhất là ăn uống có thể tác động xấu tới dạ dày và gây loét dạ dày.

Loét dạ dày là một bệnh thường gặp nhưng cũng thường bị bỏ lỡ dấu hiệu hoặc đánh giá chưa đúng về mức độ nghiêm trọng. Theo bác sĩ Lý thuộc Khoa Chăm sóc tích cực, Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang, Trung Quốc), loét dạ dày chỉ tình trạng bệnh lý mà khi đó lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa bị tổn thương và hình thành các vết loét. Chủ yếu ở dạ dày và tá tràng, tên gọi sẽ theo vị trí loét.

Loét dạ dày là ổ loét ăn sâu xuống hết lớp niêm mạc đến lớp cơ dạ dày, có thể tạo thành sẹo ở lớp hạ - niêm mạc dạ dày và đôi khi ăn mòn xuống cả lớp cơ. Loét hành tá tràng là ổ loét sâu xuất hiện ở vùng hành tá tràng (hành tá tràng là đoạn đầu tiên hơi phình to của ruột non, tiếp ngay sau lỗ môn vị).

5 dấu hiệu loét dạ dày phổ biến nhất

Loét dạ dày giai đoạn đầu khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với bệnh nhẹ khác. Nhưng khi càng nặng thì càng gây rất nhiều khó chịu, đau đớn trong ăn uống và mọi sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng. Đừng bỏ qua 5 dấu hiệu loét dạ dày sau đây:

- Đau tức bụng trên và đối khi có cảm giác đau âm ỉ lan ra sau lưng. Mức độ đau bụng còn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của viêm loét. Điểm chú ý nữa là cơn đau thường xảy ra vào lúc ăn no, sau bữa ăn vài tiếng hoặc lúc bụng đang đói. Ăn xong thì bớt đau.

  Cơn đau bụng âm ỉ, giảm mức độ đau sau ăn là triệu chứng phổ biến khi loét đầy (Ảnh minh họa)

Cơn đau bụng âm ỉ, giảm mức độ đau sau ăn là triệu chứng phổ biến khi loét đầy (Ảnh minh họa)

- Buồn nôn và nôn xảy ra do các vết loét dạ dày gây đau khiến dạ dày phản xạ lại bằng cách thúc đẩy cơ vòng thực quản dưới giãn nở và thực hiện hoạt động đẩy ngược thức ăn lên đường thực quản rồi ra đường miệng. Nôn xong thường có cảm giác bị đắng miệng, do axit dạ dày trào ngược có kèm theo dịch mật nhưng lại thấy bớt đau bụng.

-  Người loét dạ dày thường bị tiêu chảy, táo bón kèm theo tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến khó chịu ở bụng. Có thể lập tức buồn đại tiện ngay sau khi ăn xong.

- Do ảnh hưởng của các triệu chứng nôn hay buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.... khiến cơ thể mệt mỏi. Tạo cảm giác đắng miệng, mất vị giác, không muốn ăn.

-  Loét dạ dày dẫn đến hiện tượng đầy hơi, ợ hơi. Bởi chức năng dạ dày suy giảm, thức ăn không được tiêu hóa gây đầy hơi, trướng bụng. Thay vì hơi được tống ra ngoài theo đường hậu môn thì chúng bị tích tụ trong dày và dưới áp lực của cơ bụng, hơi được đẩy trào lên theo ống thực quản. Cùng với quá trình ợ hơi, dịch axit được điều tiết ra nhiều cũng theo đó thoát ra ngoài tạo cảm giác chua miệng.

Tuy nhiên, Trưởng khoa Lý nhắc nhở rằng triệu chứng viêm dạ dày gây ợ chua, ợ hơi cũng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày, bởi thế bạn nên kiểm tra để biết rõ hơn.

6 việc cần tránh để phòng ngừa loét dạ dày

Nếu vết loét dạ dày không được điều trị, có thể hình thành mô sẹo trong quá trình lành vết thương. Mô sẹo này có thể gây hẹp đường tiêu hóa, khiến thức ăn khó đi qua, gây đau và khó chịu khi ăn. Trường hợp nặng còn có thể gây xuất huyết dạ dày, suy nhược hay thủng vết loét nguy hiểm tính mạng.

Đặc biệt, vết loét dạ dày còn có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng hay mất máu cấp tính rất nguy hiểm. Nó cũng có thể trở thành khối u ác tính nếu tồn tại lâu dài. Bác sĩ Lý cũng nhấn mạnh rằng tỷ lệ viêm loét dạ dày mạn tính trở thành ung thư dạ dày là không hề thấp.

Để phòng ngừa loét dạ dày, có 6 thói quen xấu chúng ta cần tránh, đó là:

- Ăn nhiều thực phẩm và lạm uống thuốc gây kích ứng: Thực phẩm cay, caffeine, rượu… có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến loét. Thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen, aspirin) cũng có thể làm tăng nguy cơ loét. Cố gắng tránh hoặc giảm lượng chất gây kích ứng này.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Duy trì thời gian ăn đều đặn và tốc độ ăn phù hợp. Chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein chất lượng cao. Tránh ăn quá nhiều và ăn quá nhiều cũng như các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và nhiều hương vị.

  Ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày (Ảnh minh họa)

Ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày (Ảnh minh họa)

- Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng mãn tính hoặc quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa. Học cách đối phó với căng thẳng, chẳng hạn như các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục và ngủ ngon giấc, có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày.

- Hút thuốc: thói xấu này không chỉ hại phổi mà sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ loét. Bỏ hút thuốc có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày và có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.

- Không chú trọng kiểm soát nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Nhiễm Helicobacter pylori là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến loét. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách thực hành vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh và chú ý đến an toàn thực phẩm.

- Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid: Nếu buộc phải sử dụng thuốc chống viêm không steroid, bạn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chú ý đến liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc.

Những khuyến nghị này không đảm bảo ngăn ngừa hoàn toàn bệnh loét dạ dày nhưng chúng có thể giúp giảm nguy cơ của bạn. Ngoài ra, hãy chăm tập thể dục, hạn chế thức khuya, thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ dạ dày của mình nhé!

Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, Family Doctor

Ngọc Ái

5 loại đồ uống làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày

5 loại đồ uống làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày

Bên cạnh ăn gì thì uống gì cũng có tác động trực tiếp tới sức khỏe mà nhanh nhất, nhiều nhất là thực quản và dạ dày.