5 thực phẩm tự nhiên giúp giảm “cholesterol xấu” được bác sĩ khuyến nghị

Trong tự nhiên có không ít thực phẩm giúp đẩy lùi “cholesterol xấu” nhưng không phải ai cũng biết tận dụng.

Theo Tiến sĩ dinh dưỡng nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) Liu Boren, trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao, chính là HDL. 

Cholesterol LDL được xem là “cholesterol xấu” vì nó góp phần tích tụ mỡ trong động mạch (gây xơ vữa động mạch). Tình trạng này làm hẹp động mạch và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên. 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lượng “cholesterol xấu” trong máu. Bao gồm gen, tuổi tác hay giới tính, cân nặng, hoạt động thể lực, thói quen sinh hoạt, một số bệnh lý liên quan và nhất là chế độ ăn uống. Tuy nhiên, Tiến sĩ Liu cũng nhấn mạnh rằng chế độ ăn uống giống như “con dao hai lưỡi” đối với việc kiểm soát “cholesterol xấu”. Bên cạnh những thực phẩm làm tăng “cholesterol xấu” thì cũng có một vài thực phẩm giúp giảm lượng “cholesterol xấu” và ngăn ngừa bệnh tật có sẵn trong tự nhiên như: 

1. Cà chua

Khoa học cho thấy cà chua và các sản phẩm từ cà chua chứa sắc tố carotenoid lycopene giúp giảm viêm, giảm “cholesterol xấu”, tăng “cholesterol tốt”. Đó là nhờ 1 loại vitamin có tên là rutin trong cà chua cùng với chất pectin. 

  Cà chua rất hiệu quả trong việc giảm “cholesterol xấu” trong máu (Ảnh minh họa)

Cà chua rất hiệu quả trong việc giảm “cholesterol xấu” trong máu (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cà chua còn giúp mạch máu co giãn tốt hơn, nâng cao hiệu quả tuần hoàn máu. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong đó có xơ vữa động mạch. Đặc biệt khi kết hợp cà chua và dầu oliu nấu chín sẽ cải thiện được chứng tắc nghẽn động mạch, phòng bệnh tim mạch, mỡ máu hiệu quả. 

2. Yến mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn yến mạch hằng ngày trong 4 tuần có thể làm giảm đáng kể mức LDL - “cholesterol xấu”. Đó là vì yến mạch rất giàu β-glucan và chất xơ hòa tan, có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol của cơ thể và có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh lipid máu.

Yến mạch cũng có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm giảm mỡ gan tri-acid. Đồng thời, kali trong loại thực phẩm này có thể giúp bài tiết natri và giảm huyết áp, rất tốt cho máu. Vì vậy tiến sĩ Liu khuyến nghị chúng ta nên ăn khoảng 25 - 35g yến mạch, tốt nhất là bột yến mạch mỗi ngày. 

4. Tỏi sống

Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các dược tính tuyệt vời. Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là nhờ các hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất được biết đến nhiều nhất là allicin.

Chất này có thể làm giảm đáng kể các chỉ số của bệnh tim, bao gồm cả mức cholesterol toàn phần, “cholesterol xấu” và chất béo trung tính trong máu. Hơn nữa, tiêu thụ tỏi đen thường xuyên cũng giúp làm tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể.

  Với tỏi, ăn sống sau khi đập dập hoặc xay nhuyễn là cách tốt nhất cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Với tỏi, ăn sống sau khi đập dập hoặc xay nhuyễn là cách tốt nhất cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu của Mỹ công bố trên Very Well Health, những người bổ sung tỏi trong 6 tuần có mức “cholesterol tốt" tăng 15%. Đồng thời mức lipid máu cũng được cải thiện sau khi tiêu thụ chiết xuất tỏi thường xuyên trong 4 tháng. Tiến sĩ Liu lưu ý rằng chỉ khi ăn tỏi sống, đặc biệt là tỏi đen mới có hiệu quả.

4. Hành tây

Trong hành tây có chứa 1 loại prostaglandin A có thể làm giãn mạch máu, giảm độ nhớt của máu và áp lực lên mạch máu, cản trở sự kết tụ của tiểu cầu, làm sạch  “cholesterol xấu”.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng axit amin lưu huỳnh và diallyl disulfide trong hành tây có tác dụng tăng cường hoạt động của quá trình thủy phân fibrin, giảm lipid máu và chống xơ cứng động mạch. Hành tây rất giàu quercetin - một chất có thể giúp cản trở quá trình oxy hóa protein mật độ thấp. Từ đó giúp chúng ta ngăn ngừa xơ vữa động mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu, chống lại bệnh mỡ máu do quá nhiều “cholesterol xấu” và các bệnh tim mạch vành. 

5. Bơ

Tiến sĩ Liu dẫn một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đánh giá tác động của việc ăn một quả bơ hàng ngày so với chế độ ăn kiêng theo thói quen (ăn kiêng liên tục nhưng không được theo dõi đúng cách hoặc lên kế hoạch cẩn thận). Họ nhận thấy những người ăn bơ hàng ngày có mức cholesterol xấu thấp hơn.

  Bơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm cân, làm đẹp (Ảnh minh họa)

Bơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm cân, làm đẹp (Ảnh minh họa)

Bởi trong quả bơ có chứa rất nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, không có cholesterol. Do đó, ăn bơ mỗi ngày có tác dụng giúp giảm đáng kể hàm lượng “cholesterol xấu" LDL, từ đó hạn chế xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… 

Nguồn và ảnh: Sunday More, Very Well Health

Ngọc Ái

Cà tím nhồi thịt nướng ngon ngọt, giảm cholesterol

Cà tím nhồi thịt nướng ngon ngọt, giảm cholesterol

Cà tím nhồi thịt nướng không là một món ăn thông thường, nó còn là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu.