9 thói quen tệ hại biến bạn trở thành kẻ thất bại, đừng dại làm theo

Con đường dẫn đến thành công chắc chắn phải đi qua ngưỡng cửa của sự thất bại. Và điều quan trọng nhất của hành trình này là sự thay đổi. Nếu bạn muốn có một sự thay đổi tích cực, hãy bắt đầu bằng những điều dưới đây.

Immanuel Kant, một triết học gia người Đức cho rằng, nhân cách là điều không thể được kế thừa hay di truyền, mà nó được hình thành bởi môi trường sống, kinh nghiệm bên trong cũng như hoàn cảnh bên ngoài. Ông cho rằng nhân cách hoàn toàn có thể phát triển và thay đổi.

Tuy nhiên cũng có một giả thuyết khác nói rằng, một người không thể thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình, bởi vì tất cả các thất bại đều là mưu đồ của kẻ thù hoặc do định mệnh. Lý thuyết này thường được áp dụng bởi những kẻ thất bại thực sự.

Dưới đây là 9 thói quen tệ hại mà đa phần những người thất bại thường thích làm. Chúng tôi nghĩ rằng chính cách tiếp cận cuộc sống của họ mới tạo ra thất bại, không phải kẻ thù hay định mệnh. Ly đầy hoặc cạn một nửa, tùy chúng ta chọn loại nào.

Đổ lỗi cho mọi người xung quanh về những thất bại của mình

Bạn không thể vượt qua kì thi tuyển? Bạn trượt phỏng vấn? Bạn thất nghiệp hoặc làm ăn thua lỗ? Đó có phải là do thầy của bạn không ôn đúng đề? Hay do công ty mà bạn dự định gắn bó đã không nhìn thấy tài năng của bạn? Bạn bị khách hàng lừa và mất tất cả? 

co-vua.jpg
Felix Mittermeier - Unsplash

Hãy tỉnh ngộ lại đi, mỗi một việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó và bạn phải tìm hiểu xem mình đã sai ở đâu, vấn đề cần được giải quyết là gì thay vì cứ cố đổ hết tất cả mọi lỗi lầm cho người khác, còn bạn thì lại là người vô tội.

Nếu không biết cách khắc phục, những sai lầm có thể xảy ra một lần nữa. Đó là lí do vì sao những người thành công luôn biết nhìn nhận khuyết điểm bản thân và sửa đổi chứ không đổ tất cả lên những người xung quanh. 

So sánh bản thân với người khác

Lấy một ai đó làm tiêu chuẩn để phát triển bản thân là điều không sai nhưng so sánh với họ sẽ không giúp bạn thành công hơn. Nếu cứ phải so đo với những người tài giỏi, người giàu có thì chỉ khiến bạn trông thảm hại hơn mà thôi. So sánh chính là cảm xúc tệ hại nhất của con người, nó làm chậm lại sự phát triển của bạn và bạn sẽ không thể đạt được thành công.

compare(1).jpg

Tuy nhiên, so sánh là điều cần thiết để đánh giá sự phát triển của bản thân. Khi đó, bạn tự so sánh mình của hiện tại với 5, 10 năm trước chứ không phải so sánh với những người xung quanh mình.

Không tin chính mình

“Mình không làm được điều đó, nó quá sức với mình"; “Chạy việt dã 500 m ư? Ai mà chạy nổi?”; “Giải thưởng đó chắc không phải dành cho mình đâu"... Đó là những suy nghĩ tiêu cực mà những người thua cuộc rất thích nghĩ. Bạn muốn thành công, muốn có thu nhập cao, muốn học ngôn ngữ mới, dám khen ngợi hay nhận xét một ai đó… Tất cả đều đòi hỏi nỗ lực và sự can đảm. 

vague.jpg
Stefano Pollio - Unsplash

Cho dù những điều bạn làm có thực sự khó khăn nhưng chỉ cần bạn tin là mình làm được, dám vượt qua những trở ngại ban đầu đó, xây dựng kế hoạch để hành động thì chẳng có điều gì làm khó được bạn cả. Chỉ cần bạn không buông tay, không dừng lại thì bạn đã thành công một nửa rồi.

Từ bỏ nguyên tắc và mục tiêu của mình

Nhiều người có thói quen than thở, phàn nàn về những khó khăn, hoặc dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác, thay đổi mục tiêu hay thậm chí là bỏ cuộc vì những khó khăn đó. Người thất bại chính là những người có thể ăn chay hôm nay nhưng ngày mai lại mỉa mai những ai không ăn thịt vì cơ thể bị thiếu dinh dưỡng… 

target.jpg
engin akyurt - Unsplash

Bạn nên nhớ rằng, nguyên tắc chính là hàng rào giúp bạn đi đúng hướng, cũng giống như ngọn hải đăng soi lối cho những chiếc tàu trong đêm vậy. Khi gặp khó khăn, bạn nên tìm ra hướng giải quyết chứ không phải thay đổi mục tiêu của mình.

Không biết cách giao tiếp với người khác

Người thất bại chính là người không biết làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh mình. Thậm chí họ còn tỏ ra hống hách, kiêu ngạo với những người nghèo hơn hoặc có trình độ thấp hơn mình. Đó là lí do vì sao người ta thường hay nói, nếu bạn muốn nhìn thấy bộ mặt thật của một người hãy nhìn vào cách mà người đó giao tiếp với mọi người.

communication.jpg
Akson - Unsplash

Những người sống có trách nhiệm luôn hiểu rằng, giao tiếp là một điều quan trọng, kể cả trong công việc hay cuộc sống thường ngày. Họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để mở rộng mối quan hệ của mình hay tìm cách để giữ chặt mối liên lạc, vì họ biết rằng họ không thể thành công chỉ bằng sức của bản thân mình.

Trì hoãn

Đó là những người luôn sống như thể cuộc đời họ chẳng có gì quan trọng, nhàn nhã từ ngày này qua ngày khác. Họ không thích phấn đấu, không nỗ lực, không cố gắng để thành công mà chỉ thích trì hoãn, hưởng thụ. Cụm từ mà bạn thường nghe từ cửa miệng của những người này chính là: “Chút nữa"; “Một phút thôi"; “Từ từ cũng được mà"...

delay.jpg
Karim MANJRA - Unsplash

Người thành công chính là những người luôn sống cho hôm nay. Steve Jobs có một câu hỏi rất hay: “Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, vậy bạn muốn làm gì cho hôm nay?”. Câu hỏi đó chính là động lực để bạn ngừng trì hoãn và bắt đầu sống ngay bây giờ.

Từ chối lắng nghe

Không biết tiếp thu và lắng nghe, hoặc rất hời hợt, đó là biểu hiện của một người khó có thể thành công. Trong tâm lý học có một hiệu ứng gọi là Dunning Kruger (lệch lạc nhận thức), chỉ những người hiểu sai hoặc đánh giá không đúng năng lực của mình. 

ear.jpg
Franco Antonio Giovanella - Unsplash

Những người càng thành công, họ càng ít tranh luận và nhấn mạnh vào ý kiến của mình. Hoặc họ sẽ biết lắng nghe ý kiến của người khác chứ không bác bỏ chúng.

Thích những thứ miễn phí hoặc rẻ tiền

"Càng rẻ càng tốt" chính là châm ngôn của những người thất bại. Người thành công biết cách sử dụng đồng tiền một cách hợp lí. “Tiền nào của đó" mới là phương châm sống của họ, họ tính toán và biết giá trị thật của món hàng. Đó là lý do tại sao họ chỉ mua những thứ cần thiết có chất lượng cao và họ sẽ không cần phải vứt ngay vào ngày hôm sau.

quality(2).jpg
Markus Winkler - Unsplash

Ghen tị

Người thất bại luôn cảm thấy ghen tị với thành công của người khác. Nhìn thấy một người giàu có sẽ nghĩ rằng người ta đi cướp mà có, nhìn thấy một người thành công sẽ nghĩ người ta dựa dẫm mà đi lên. Nói chung họ có thể hạ nhục sự thành công của người khác bằng bất kì lí do gì. 

envy.jpg
Jametlene Reskp - Unsplash

Các nhà tâm lý học cho rằng cảm giác ghen tuông chỉ xuất hiện với những ai không tìm thấy giá trị của cuộc sống. Họ tức giận vì người khác có thể đạt được những điều mà họ không thể.

AN DI