Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày một cách thông minh là phương pháp tăng sức đề kháng cho chị em phụ nữ hiệu quả, dễ dàng nhất.

Ăn đậu nành để tăng cường estrogen

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Estrogen là hormone giới tính quan trọng trong cơ thể nữ giới. Khi mức estrogen thấp hơn mức bình thường trong máu sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và chức năng tình dục của phụ nữ, đồng thời cũng khiến cho tim không làm tốt chức năng của mình.

Để tăng cường lượng estrogen, chị em hãy bổ sung các sản phẩm từ đậu nành vì trong đậu nành có chất Isoflavones có thể bù đắp cho sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Mỗi ngày nên uống 500 ml sữa mỗi ngày hoặc ăn 100 gram sản phẩm của đậu nành như đậu hũ để điều tiết chức năng nội tiết, thúc đẩy mức độ estrogen trở lại bình thường.

Bông cải xanh

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bruxen chứa nhiều yếu tố giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Sulforaphane - một chất hóa học được tìm thấy trong bông cải xanh và các loại rau khác cùng họ có thể làm cho các tế bào ung thư như bệnh bạch cầu và u ác tính tự tiêu hủy.

Năm 2007, Trung Quốc đã tìm thấy rằng hợp chất này có thể làm chậm sự di căn của ung thư vú. Một chén súp bông cải có chứa tới 135% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn, có tác dụng tốt nhất khi được ăn sống hoặc luộc.

Ăn tỏi để trị và phòng ngừa viêm âm đạo do nấm

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp những phụ nữ bị viêm âm đạo chống đỡ tốt với bệnh viêm âm đạo do nấm và bệnh mau chóng phục hồi hơn. Trong tỏi chứa nhiều allicin và các chất khác, là các chất diệt khuẩn lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn mạnh, ức chế virus Candida albicans tăng trưởng quá mức và sinh sôi trong âm đạo gây ra viêm nhiễm.

Củ cải đường

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Hoa Kỳ, nước ép củ cải đường giúp giảm huyết áp nhanh chóng. Củ cải đường cũng có nhiều folate - nhân tố sản xuất các tế bào mới và ngăn chặn phá hủy DNA (một tiền chất dẫn đến ung thư). Nước củ cải đường cũng có thể làm tăng khả năng chịu đựng, giúp cho người tập thể dục cảm thấy ít mệt mỏi hơn. Các hóa chất trong củ cải đường hứa hẹn nhiều tác dụng khả quan trong cuộc chiến chống ung thư và các loại viêm nhiễm.

Nghệ chữa lành vết thương

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Nghệ được sử dụng trong y học phương Đông để điều trị nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Nghệ giúp tăng cường  tình trạng não bộ khi chúng ta già đi. Một điều tra cho thấy, tại một khu vực của Ấn Độ - nơi người dân thường xuyên tiêu thụ nhiều nghệ, có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp nhất thế giới.

Cá mòi chống oxy hóa

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Cá mòi là loại thực phẩm rẻ tiền và thuận tiện để bổ sung cùng lúc dầu cá, vitamin D và canxi cho cơ thể. Chỉ cần một hộp cá mòi đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D, 35% canxi và 88% selen hàng ngày của bạn. Selen là một chất chống oxy hóa, có tác dụng duy trì hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào.

Thực phẩm ngũ cốc để cho 'vòng 1' khỏe mạnh

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên chất sẽ giúp duy trì mức độ estrogen thích hợp trong lưu thông máu (mức độ estrogen cao gây ra rất nhiều bệnh về vú).

Tảo bẹ có chứa một lượng lớn i-ốt, có thể kích thích sự tiết hormone tuyến yên của hoàng thể, thúc đẩy luteinization nang buồng trứng và duy trì mức độ estrogen thấp hơn. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ tảo bẹ sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư vú.

Ăn nhiều trái cây và rau quả màu đỏ để tránh bệnh phụ khoa

Ăn gì để tốt cho sức khỏe phụ nữ?

Táo đỏ, ớt đỏ, trái cây màu đỏ khác và các loại rau có chứa một thành phần hóa chất tự nhiên, có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào trong khối u phụ khoa. Ngoài ra, hành tây, nho tím và các loại trái cây và rau củ khác cũng có tác dụng tương tự.

DƯƠNG THỤY(t/h)

theo Tin 24h

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

Cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy,... được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em.