Bà mẹ Hà Nội chi 10,3 triệu/tháng cho con học hành, dân tình phát hiện ra một khoản vô lý khiến chị phải lật đật giải thích

Phụ huynh này sau đó đã giải thích nhưng vẫn chưa khiến những người thắc mắc thỏa lòng.

Nếu hỏi số tiền chi hàng tháng cho con học hành, chắc chắn một điều rằng không thể có một câu trả lời thống nhất bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Không phải cứ chi nhiều là con giỏi hay chi ít là con thua kém. Dù vậy, cha mẹ nào cũng muốn lo cho con tốt nhất trong điều kiện có thể. Không hiếm phụ huynh sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc cho con học trường quốc tế, hay ít ra là được học thêm đủ các môn cho bằng bạn bằng bè.

Một bà mẹ ở Hà Nội mới đây cũng than vãn chuyện chi tiền học cho con hơi... nặng túi, 1 tháng hơn chục triệu. Trong đó, chị liệt kê: Ngoài tiền học ở trường 4 triệu/tháng, tiền học tiếng Trung 1,8 triệu/tháng/18 buổi; tiền học thêm Văn, Toán 1,5 triệu/tháng/8 buổi thì còn tiền học bơi 3 triệu/tháng. Tổng chi cho 1 tháng của con lên đến 10,3 triệu đồng. 

Tổng chi cho 1 tháng của con lên đến 10,3 triệu đồng. 
Tổng chi cho 1 tháng của con lên đến 10,3 triệu đồng. 

Chị cho biết thêm con mình đang học lớp 11, chỉ muốn đầu tư cho cháu học tiếng Trung thật giỏi và Văn Toán thì học cơ bản, thêm chút học bơi lội cho khỏe khoắn. Cháu cũng tư duy tốt, học vào rất nhanh nên bố mẹ gắng đầu tư cho học nhưng cũng đôi khi đau đầu vì chi quá nhiều. Không rõ thu nhập của hai vợ chồng chị một tháng bao nhiêu, nhưng số tiền hơn 10 triệu hàng tháng chi cho con của chị cũng khiến nhiều người toát mồ hôi.

Phía dưới bài viết, bà mẹ nhận được nhiều bình luận đồng cảm. Có người chia sẻ, nhà mình có 3 đứa con, chỉ học trường công bình thường nhưng cũng ngót nghét 20 triệu. Bố mẹ đi làm chỉ vừa đủ lo cho các con học và ăn uống, sinh hoạt trong gia đình, rất hiếm khi dư dả. 

"Con mình học trường tư thì 1 tháng riêng tiền học ở trường thôi đã cao hơn vậy rồi, chưa kể học thêm tiếng Anh 1 khoá hơn 20 triệu, học Toán, học đàn, học vẽ, học biểu diễn thời trang. Mà con mình mới học lớp 1 thôi. Nên nói về học phí thì vô biên, tùy điều kiện từng gia đình", một phụ huynh góp ý kiến. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều người cũng nhanh chóng chỉ ra điểm bất hợp lý. Thứ nhất, bà mẹ cho rằng học bơi tháng mất 3 triệu, tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, học bơi chỉ tốn nhất chi phí khóa đầu tiên, còn sau khi con đã biết bơi chỉ cần mua vé vào cổng là được, không nhất thiết phải tốn phí cho giáo viên hướng dẫn. Nói về thắc mắc này, bà mẹ cho biết con mình đã học bơi 3 tháng, cháu thích bơi nên bố mẹ cho học theo khóa 1 tháng/lần. Con học kèm 1:1 với cô giáo riêng, có thể thời gian tới chị sẽ cho con nghỉ học.

Bên cạnh đó, tiền học tiếng Trung 1,8 triệu/tháng (còn ghi rõ 18 buổi) theo nhiều người cũng không thể tính là chi phí 1 tháng học. Còn nếu 1 tháng con học đến 18 buổi là quá nhiều. Phụ huynh giải thích, chị cho con học để thi chứng chỉ, xin vào đại học nên phải học gấp.

Cách lý giải của bà mẹ khiến nhiều người không đồng tình. Họ cho rằng, nếu đã là những lớp học mang tính ngắn hạn thì không thể tính vào chi phí đều hàng tháng và than "nặng túi" được.

Cân đối chi phí học hành sao cho hợp lý?

Trong xã hội hiện đại, việc đầu tư vào giáo dục cho con cái luôn được cha mẹ quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, để cân đối chi phí học hành sao cho hợp lý không phải là việc dễ dàng. Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ có thể quản lý tài chính hiệu quả, đồng thời đảm bảo con cái nhận được nền giáo dục tốt nhất.

Xác định mục tiêu giáo dục rõ ràng: Cha mẹ cần xác định mục tiêu giáo dục dài hạn cho con, từ đó có thể lựa chọn các khóa học và chương trình giáo dục phù hợp. Việc này giúp tránh lãng phí tài chính vào những khóa học không cần thiết.

Lập kế hoạch tài chính sớm: Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu tích lũy và lập kế hoạch tài chính cho việc học của con. Có thể mở tài khoản tiết kiệm giáo dục, đầu tư vào các quỹ hưu trí giáo dục, hay tham gia các gói bảo hiểm giáo dục.

Tìm hiểu và so sánh các lựa chọn: Trước khi quyết định, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về các lựa chọn giáo dục khác nhau từ công lập đến tư thục, từ trong nước đến quốc tế. So sánh chất lượng và chi phí để lựa chọn nơi phù hợp nhất với khả năng tài chính của gia đình.

Cân nhắc giữa đầu tư và tiết kiệm: Khi đầu tư vào giáo dục, không nên quá mức vay nợ hoặc sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm. Cha mẹ cần cân nhắc để đảm bảo an ninh tài chính cho cả gia đình.

Sẵn lòng điều chỉnh kế hoạch: Thực tế luôn thay đổi và có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn. Hãy linh hoạt và sẵn lòng điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Việc cân đối chi phí học hành cho con là một quá trình đòi hỏi sự lập kế hoạch kỹ lưỡng và tầm nhìn xa trông rộng. Cha mẹ cần luôn cập nhật thông tin và chủ động trong việc quản lý tài chính để con cái có thể tiếp cận nền giáo dục chất lượng nhất mà không làm ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của gia đình.

Hiểu Đan

Cứ chiều muộn, bố lại đạp xe ra nghĩa địa đến 7 giờ tối mới về, tôi âm thầm bám theo rồi bật khóc khi chứng kiến mọi việc

Cứ chiều muộn, bố lại đạp xe ra nghĩa địa đến 7 giờ tối mới về, tôi âm thầm bám theo rồi bật khóc khi chứng kiến mọi việc

Thấy cảnh bố ngồi lặng lẽ giữa hương khói, tim tôi nhói đau, vừa thương bố vừa giận chính mình.