Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành.

Vừa qua, mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như "Giã gạo thổi cơm", "Bắn tung tóe", "Bạn An dũng cảm", "Bé xách đỡ mẹ", "Vẽ gì khó". Nhiều người cho rằng, các ngữ liệu này vào sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chẳng hạn trong bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" có nội dung như sau: "Giã gạo thổi cơm trưa/Còn thừa để đến tối/Ai vay thì nói dối/Nhà tôi hết gạo rồi/Chống cối lên". Nhiều ý kiến bình luận nội dung của bài mang ý nghĩa xấu khi dạy trẻ con nói dối.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa

Tối 17/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định những nội dung trên không có trong sách giáo khoa hiện hành mà các nhà trường đang sử dụng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sốngChân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020.

Thanh Mai/Tổng hợp

One Punch Man: AI tưởng tượng Tatsumaki là một nữ sinh dễ thương

One Punch Man: AI tưởng tượng Tatsumaki là một nữ sinh dễ thương

Tatsumaki là nữ anh hùng hạng 2 lớp S vô cùng được yêu thích trong bộ anime và manga nổi tiếng One Punch Man.