Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm những thông tin giả về về vaccine

Bộ Y tế cảnh báo phong trào chống vaccine COVID-19 manh nha xuất hiện. Những thông tin không chính xác về hiệu quả, về vaccine cũng phải xử lý nghiêm.

Tại cuộc họp chiều 26/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 đồng tình với Bộ Y tế khi khẳng định vaccine là giải pháp căn cơ nhất để chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo nhắc lại khuyến cáo của các chuyên gia về việc không chủ quan phòng dịch dù đã có vaccine.

“Sau mũi đầu tiêm vaccine sẽ chưa thể sinh kháng thể. Phải đến mũi tiêm thứ 2 sau đó vài tuần thì cơ thể mới bắt đầu có kháng thể. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam chưa thể tiêm vaccine COVID-19 ngay lập tức cho toàn bộ người dân. Đến mùa Hè này, tình hình dịch tại Việt Nam vẫn kiểm soát tốt hơn so với thế giới. Việt Nam vẫn là vùng trũng và cần phải “bao chặt” đê để chống dịch. Ở trong nước dù có vaccine, người dân đã được tiêm vaccine thì vẫn phải cảnh giác, tuân thủ chiến dịch 5K và các biện pháp phòng dịch theo khuyến nghị của Bộ Y tế”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu phát biểu tại cuộc họp.

Ban Chỉ đạo hoan nghênh Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các đơn vị liên quan đã dốc sức, cùng phát triển vaccine COVID-19 của Việt Nam.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm những thông tin giả về về vaccine

Sáng 26/2, một trong ba vaccine của Việt Nam đã được triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 (vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Việt Nam tự sản xuất được vaccine sẽ đồng nghĩa với việc chủ động chống dịch, đồng thời có nguồn cung vaccine rẻ hơn so với vaccine nước ngoài.

“Giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine Nanocovax đã rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng. Quy trình thử nghiệm vaccine trên người vẫn phải tuân thủ mọi bước kỹ thuật, nhưng các bước phải tiến hành nhanh và chắc. Làm được vaccine sớm ngày nào thì không chỉ giúp cho chống dịch mà còn là niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam, đồng thời là niềm tin và kỳ vọng của nhân dân. Với tinh thần này, tôi đề nghị chúng ta phải thật nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển vaccine. Bởi vaccine chỉ sinh ra kháng thể trong thời gian nhất định. Do vậy, virus còn tồn tại con người vẫn phải tiêm vaccine hằng năm, chứ không chỉ cần một liều tiêm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, việc vaccine có phản ứng phụ là đương nhiên. Việt Nam cần chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 để đảm bảo an toàn cho toàn dân.

Ông Cường lưu ý về việc trên không gian mạng bắt đầu xuất hiện phong trào anti-vaccine (chống sử dụng vaccine), do đó cần phải xử lý những nguồn tin xấu, tin độc này. Theo các nhà sản xuất, qua thử nghiệm, triển khai tiêm, vaccine Astra Zeneca đạt tỷ lệ sinh kháng thể 80%. Tuy nhiên, đã xuất hiện thông tin vaccine này không có hiệu quả với một số biến chủng virus, tuy nhiên, đây không phải là thông tin chính thức.

“Vaccine là giải pháp căn bản nhất để chống lại virus. Tất cả các vaccine COVID-19 được cấp phép đều được xem xét cẩn thận và đánh giá tỷ lệ sinh kháng thể hiệu quả. Các thông tin về việc vaccine không hiệu quả đều là nguồn không chính thống, chưa được kiểm chứng”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói.

Thanh Mai

Anh phát hiện thêm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Anh phát hiện thêm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Trong biến thế mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B1525 có protein sợi E484K, thành phần này cũng được thấy trong biến thể được phát hiện lần đầu ở Nam Phi.