Bộ Y tế làm rõ việc đa dạng hóa, đa nguồn cung vaccine COVID-19

Bộ Y tế khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu vaccine COVID-19 trong nhu cầu cấp bách, Bộ Y tế vừa có công văn số 4433 đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, địa phương trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng với cơ sở sản xuất hoặc cung ứng vaccine cần lưu ý: Đối với vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp (từ các cơ sở sản xuất: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson…), Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt trong thời gian 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Với vaccine đã được các quốc gia khác phê duyệt nhưng chưa được WHO phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vaccine phòng COVID-19.

  Việt Nam đã cấp phép cho 2 vaccine được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp gồm AstraZeneca và Sputnik V. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Việt Nam đã cấp phép cho 2 vaccine được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp gồm AstraZeneca và Sputnik V. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Khi làm thủ tục nhập khẩu vaccine vào Việt Nam, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ chất lượng theo quy định, bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất hoặc Giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý để Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng trong vòng 48 giờ theo khuyến cáo của WHO, để bảo đảm chất lượng, tránh việc nhập khẩu vaccine không rõ nguồn gốc.

Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm, chưa có đủ điều kiện nhập khẩu vaccine theo quy định, đề nghị liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu vaccine để phối hợp thực hiện. Đối với các đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân.

Đối với các địa phương, đơn vị có khả năng nhập khẩu, tiếp cận nguồn cung vaccine COVID-19 như trên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định và chỉ đạo tổ chức công tác tiêm chủng bảo đảm tiến độ, an toàn, hiệu quả.

Các địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vaccine của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế cũng sẵn sàng tạo điều kiện để địa phương tiếp cận.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 thể hiện mong muốn đa dạng hóa, đa nguồn cung ứng vaccine COVID-19 vào Việt Nam nhằm nhanh chóng có vaccine tiêm cho người dân, phấn đấu đến cuối năm nay có 150 triệu liều.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vaccine. Do vậy, các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vaccine, hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ 3, để tránh nguy cơ mua phải vaccine giả mạo hoặc bị lừa đảo, như tổ chức Interpol đã cảnh báo.

Tính đến ngày 2/6, Việt Nam có 36 công ty được phép nhập khẩu, kinh doanh vaccine. Các đơn vị có điều kiện tiếp cận nguồn cung vaccine phòng COVID-19 có thể trực tiếp làm việc với Bộ Y tế hoặc với một trong số 36 đơn vị này để nhập khẩu vaccine hợp pháp. 36 cơ sở đủ điều kiện nhập khẩu và kinh doanh vaccine tại Việt Nam

1. Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn: Số 18-20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12, Quận 4, TPHCM.

2. Công ty TNHH DKSH Pharma Việt Nam: Số 23, đại lộ Độc Lập, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

3. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế TPHCM: Số 181 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

4. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha: Lầu 2-3-4-5-6 tòa nhà 509-515 đường Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TPHCM.

5. Công ty cổ phần Dược mỹ phẩm May: 53-55 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM.

6. Công ty cổ phần Dược Đại Nam: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM.

7. Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam: Lô 5 - đường số 2 - Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM.

8. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội: 475D Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TPHCM.

9. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà: Số 423 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

10. Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam - Chi nhánh TPHCM: Số 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM.

11. Công ty cổ phần Dược phẩm Minh Dân: Lô E2, đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá, phường Lộc Hòa, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.

12. Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1: Số 1 Yersin, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

13. Công ty TNHH một thành viên VIMEDIMEX Bình Dương: Số 18 L1-2 VSIP II, đường số 3, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, phường Hòa Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

14. Công ty CP Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội: Số 2 Hàng Bài, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

15. Công ty cổ phần Dược - thiết bị y tế Đà Nẵng: Số 2 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

16. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội: 27B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM.

17. Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và thương mại Sohaco: Số 5 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

18. Công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Sang: Tầng 3, 61 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, TPHCM.

19. Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Eco (TP. Hà Nội): 148 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, quận Tân Bình, TPHCM.

20. Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam: Số 180 đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

21. Công ty cổ phần Thiết bị y tế Medinsco: Phòng 507-510, tầng 5, tòa nhà The Golden Palm, số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

22. Công ty cổ phần Medcomtech: Số nhà 61, ngõ 291 Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

23. Công ty TNHH Sanofi- Aventis Việt Nam: Số 10 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

24. Công ty cổ phần TAVO Pharma: 32 Cầu Xéo, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM.

25. Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre: 6A3 quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

26. Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2: Số 24 Nguyễn Thị Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM.

27. Công ty cổ phần GON SA: 88 đường Phạm Thị Tánh, Phường 4, Quận 8, TPHCM.

28. Công ty TNHH MSD HH: Phòng 22-115, tầng 22, E-Town Central, số 11, đường Đoàn Văn Bơ, phường 12, Quận 4, TPHCM.

29. Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam): Tầng 13, TNR Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.

30. Công ty cổ phần Y tế Đức Minh: Số 51, ngõ 205, ngách 323/83, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

31. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1: Số 87, phố Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

32. Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam): Tầng 12, tòa nhà Vietcombank, số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

33. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam: Số 138 Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

34. Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam: Tầng 18, tòa nhà A&B, số 76 đường Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM.

35. Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam: Phòng 702 và 703, tầng 7, tòa nhà Metropolitan Tower, số 235 đường Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

36. Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế: 135 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Hiền Minh

theo Chính phủ

Lập công ty ma để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng đến 1.000 tỷ đồng

Lập công ty ma để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng đến 1.000 tỷ đồng

Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ 8 đối tượng trong đường dây thành lập hàng chục công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.