Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Vào những ngày tết thức ăn luôn dư thừa, vậy làm cách nào bảo quản các món ăn để có thể dùng được lâu hơn mà vẫn đảm bảo mùi vị

Thịt gà luộc

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Thịt gà là món ăn hay bị thừa lại trong dịp Tết khá nhiều và rất nhiều bà nội trợ băn khoăn không biết nên bảo quản sao cho đúng. Thịt gà sau khi luộc bạn có thể để nguội và cho vào ngăn mát, khi cần sử dụng thì lấy ra luộc lại hoặc có thể chế biến thành các món ăn khác. Thời gian bảo quản từ 3 - 4 ngày.

Chả giò

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Chả giò đã chiên rồi thì các bạn có thể gói lại với giấy bạc thì chả giò vẫn giữ được độ giòn và nóng hổi như lúc mới chiên. Thời gian bảo quản: Dùng trong ngày.

Chả giò chưa chiên: Sau khi cuốn chả giò xong bạn cho chả giò vào hộp, lưu ý đặt các cuốn chả giò cách nhau rồi cho vào ngăn đá. Khi nào cần thì mang chả giò ra chiên luôn mà không cần rã đông. Thời gian bảo quản 2 tuần.

Bánh chưng, bánh tét

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Nhiều gia đình có thói quen làm rất nhiều bánh chưng, bánh tét để ăn trong dịp Tết nhưng chưa biết cách bảo quản dẫn đến bánh bị ôi thiu, mốc nhanh. Mỗi loại bánh đều có cách bảo quản khác nhau chẳng hạn như bảo quản ở nhiệt độ phòng và bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá. Thời gian bảo quản lên đến 10 ngày.

Các loại dưa món

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Dưa món là món ăn kèm không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết, nếu thiếu đi các món dưa này thì bữa ăn ngày Tết sẽ rất chóng ngán. Cách bảo quản dưa món cũng rất dễ tuy nhiên nếu bạn không chú ý cũng sẽ làm món dưa món của mình kém ngon và nhanh hỏng hơn đấy. Thời gian bảo quản lên đến 1 năm.

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn ngon và thanh mát trong những ngày lễ Tết, thế nhưng thông thường nồi cơm khổ qua nhồi thịt của nhà bạn chỉ sau 1 đêm thôi là ăn đã có vị chua rồi đúng không nào? Đây cũng là tình trạng mà rất nhiều chị em khi mới bắt đầu nấu ăn đều gặp, chỉ cần một vài lưu ý nhỏ thôi là bạn đã có thể bảo quản món canh khổ qua nhồi thịt trong nhiều ngày rồi. Thời gian bảo quản 3 - 4 ngày

Chả lụa, giò thủ

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Cùng với các món ăn khác thì chả lụa, giò thủ cũng là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các bé dịp Tết. Cách bảo quản món ăn này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý một chút thôi là sẽ bảo quản được món ăn rất lâu đó. Thời gian bảo quản lên đến 20 ngày.

Thịt kho tàu

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Thịt kho tàu là món ăn được đại đa số các gia đình nấu sẵn một nồi thật to để ăn dần nhiều ngày liền. Thịt kho tàu bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh đều được nhưng có vài điểm bạn cần hết sức lưu ý để món ăn để qua nhiều ngày liền mà vẫn thơm ngon như mới nấu nhé! Thời gian bảo quản đến khi dùng hết.

Lạp xưởng

Lạp xưởng khô và lạp xưởng tươi có cách bảo quản khác nhau bạn nhé, đừng dại đột mà cho lạp xưởng khô vào ngăn mát tủ lạnh thì hơi ẩm sẽ sớm làm lạp xưởng mốc thôi, nhưng lạp xưởng tươi thì lại ngược lại đấy. Thời gian bảo quản lên đến nửa năm. 

Thịt đông

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Thịt đông là món ăn đặc trưng cho ngày Tết ở miền Bắc. Để bảo quản món ăn này bạn nên chia thịt đông vào từng hộp nhỏ vừa đủ ăn cho mỗi bữa và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, cách này không chỉ giữ nguyên hương vị món ăn mà còn giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của món ăn. Còn nếu đã lấy thịt đông ra ngoài ăn rồi thì phải dùng hết trong khoảng 5 tiếng trở lại là đảm bảo nhất. Thời gian bảo quản lên đến 7 - 10 ngày

Các loại mứt

Cách bảo quản đồ ăn trong dịp Tết

Từng loại mứt sẽ có cách bảo quản khác nhau và phương pháp chung đều là hạn chế cho mứt tiếp xúc với không khí quá nhiều bạn nhé.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương