Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có một năm không tăng trưởng do đại dịch COVID-19

Có thể Nhật Bản và Singapore là hai nền kinh tế thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19 tại châu Á.

Cả hai nền kinh tế đều đã suy yếu trước khi dịch bệnh bùng phát trong thời gian gần đây. Báo cáo của Moody cho biết hôm nay (thứ hai, 27/4), các biện pháp cách ly xã hội, phong tỏa mạnh hơn nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona có thể sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của hai nền kinh tế này.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus corona trong tuyết rơi tại Tokyo, Nhật Bản. .
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus corona trong tuyết rơi tại Tokyo, Nhật Bản. .

Số liệu chính thức mới nhất tại Nhật Bản cho thấy, GDP suy giảm 6,3% so với quy IV năm 2019. Trong khi đó, nền kinh tế Singapore ước tính chỉ tăng trưởng 2,2% trong quý đầu năm 2020.  

Chia sẻ với CNBC, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Moody, cho rằng quý này sẽ còn khó khăn hơn đối với Singapore. Bởi lẽ nền kinh tế ngưng trệ do ảnh hưởng dịch bệnh. Tiếp theo đó tại Nhật Bản, nếu dịch COVID-19 lan rộng hơn, có khả năng chính phủ nước này phải áp dụng các biện pháp cách ly xã hội mạnh mẽ hơn hiện nay.

Singapore có số người nhiễm COVID-19 cao nhất khu vực ASEAN.
Singapore có số người nhiễm COVID-19 cao nhất khu vực ASEAN.

Trên thực tế, các chuyên gia lo ngại rằng người nhiễm virus corona tại hai nền kinh tế hàng đầu châu Á này sẽ tăng đột biến trong thời gian trước mắt. Trong những tuần gần đây, tại Nhật Bản và Singapore đã gia tăng nhanh chóng các trường hợp nhiễm mới COVID-19. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), hiện hai nước có hơn 13.000 ca nhiễm virus corona. Đây là số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc cao nhất ở châu Á.

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa với sự phụ thuộc nhau một cách mạnh mẽ, không chỉ Nhật Bản và Singapore phải đối mặt với viễn cảnh kinh tế ảm đạm, mà cả châu Á - Thái Bình Dương sẽ có một quý II năm 2020 u ám. Cộng hưởng từ sự tê liệt của các nền kinh tế Đông Nam Á và xu hướng xuất khẩu suy giảm trầm trọng của các nền kinh tế Bắc Á sẽ dẫn đến một quý đầy khó khăn cho toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo chuyên gia của Moody.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra cảnh báo rằng, đây sẽ là lần đầu tiên sau 60 năm, Châu Á - một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới - sẽ không có bất kỳ sự tăng trưởng nào trong năm nay vì đại dịch COVID-19.

TRẦN NGHỊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương