Chỉ có 4% trong 23.000 mẫu nghiên cứu phát triển kháng thể chống lại virus Covid-19

Trước khi virus SARS-CoV-2 được xác định có lây nhiễm, nhiều bác sĩ và y tá ở Vũ Hán đã không mặc đồ bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán và Đại học Texas khi xem xét các nhân viên y tế ở Vũ Hán đã tiếp xúc với bệnh nhân ở giai đoạn đầu của dịch, có ít nhất 1/4 trong số đó có thể đã nhiễm Covid-19. Mặc dù vậy, chỉ có 4% là đã  phát triển các kháng thể chống lại virus vào đầu tháng 4.

Nhiều quốc gia đã đưa ra giả định những người nhiễm Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ họ không tái nhiễm, thậm chí là còn xem xét cấp chứng nhận miễn dịch cho những người này, khuyến khích họ hiến huyết tương. 

Chỉ có 4% trong 23.000 mẫu nghiên cứu phát triển kháng thể chống lại virus Covid-19

Tuy nhiên, nếu theo nghiên cứu mới này cho thấy không phải ai mắc Covid-19 cũng tạo ra kháng thể hoặc sản sinh kháng thể lâu dài. Kháng thể là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để liên kết với protein tăng đột biến của virus và ngăn chặn nó xâm nhập các tế bào.

Trước đó, một nghiên cứu cũng cho thấy 2,5% nhân viên ở bệnh viện Vũ Hán đã mắc Covid-19 nhưng tỷ lệ lây nhiễm thực sự của nhóm đối tượng này có thể lên tới 25%. Một số người bị nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng, thậm chí còn không biết mình bị nhiễm.

Theo ông Wu Yingsong, chuyên gia nghiên cứu về kháng thể tại Đại học Y khoa phía Nam ở Quảng Châu, phát hiện trên nên được xem xét cẩn thận. Các xét nghiệm kháng thể hầu nhưu chỉ tiến hành trong vài tháng nên kết quả có thể không chính xác. Hiện vẫn còn rất nhiều điều cơ bản về virus SARS-CoV-2 mà giới khoa học chưa hiểu được và cần tìm hiểu thêm. 

Thanh Mai

Gian lận trong việc mua thiết bị chống COVID-19, Bộ trưởng Y tế Zimbabwe bị bắt

Gian lận trong việc mua thiết bị chống COVID-19, Bộ trưởng Y tế Zimbabwe bị bắt

Ngày 19/6, Ủy ban chống tham nhũng Zimbabwe cho biết Bộ trưởng Y tế Obadiah Moyo đã bị bắt do liên quan đến việc mua thiết bị phòng chống đại dịch COVID-19.