Tính cho đến hiện tại, nước Pháp đã ghi nhận 100 ca nhiễm bệnh, trong đó có 59 người nhập viện, 12 người hồi phục và 2 người đã tử vong. Để ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh, ngày 29/2, Chính phủ Pháp tuyên bộ cấm các cuộc tụ tập từ 5.000 người trong không gian hạn chế, đồng thời khuyến cáo mọi người nên dừng việc chào hỏi bằng nụ hôn.
Như vậy, chặng đua marathon ở Paris có kế hoạch tổ chức vào ngày 1/3 sẽ bị hủy bỏ, hội chợ nông nghiệp hàng năm cũng sẽ kết thúc sớm, cuộc bầu cử thành phố dự kiến vào ngày 15/3 vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Faire la bise -trao một nụ hôn là một cách chào hỏi đặc trưng Pháp. |
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran yêu cầu hạn chế “la bise”, phong tục ở Pháp và một số nơi khác ở châu Âu thay vì chỉ hạn chế bắt tay như trước đó.
New England Journal of Medicine đưa ra một báo cáo được nghiên cứu trên 1.099 bệnh nhân COVID-19 ở 30 tỉnh thành cho thấy, hơn một nửa (56,2%) bệnh nhân không bị sốt tại thời điểm nhập viện. Con số này giảm xuống còn 11,3% sau khi nhập viện.
Chuyên gia về hô hấp tại Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông - Giáo sư David Hui Shu-cheong cho biết, hệ thống y tế dễ bỏ sót các bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng và chúng ta không thể chỉ sử dụng sốt như dấu hiệu nhận biết chính. Nhiều bệnh nhân đã chụp CT cho thấy tình trạng phổi ổn định và được xuất viện khiến virus lây lan mạnh hơn.
Ngày 1/3, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cũng cho biết bệnh nhân đầu tiên tại nước này chưa rõ nguyên nhân mắc bệnh vì anh ta chưa từng liên quan đến vùng dịch, điều này đồng nghĩa mầm bệnh đang sinh sôi tiềm ẩn trong cộng đồng.
Ngoài các bang miền đông, đảo Rhode ở miền đông cũng xác nhận một trường hợp nhiễm covid-19 là một người đàn ông ngoài 40 tuổi, từng đến Ý vào trung tuần tháng 2. Đây là ca nhiễm nội địa thứ 25 tại Mỹ.
Thiệt hại của người ngoại tình dưới góc độ pháp lí
Hiện nay, chuyện vợ/chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn không phải là hiếm gặp. Vậy khi ly hôn, người ngoại tình gặp bất lợi như thế nào về mặt pháp lí?