Chờ đến 30 tuổi mới bỏ 5 sai lầm tiền nong này là quá muộn, chẳng biết “trắng tay” lúc nào

Các thói quen sai lầm về tiền bạc này có thể khiến ví của bạn ngày càng rỗng, thậm chí mang nợ.

Những sai lầm về tiền bạc, đặc biệt khi bạn mắc phải chúng ở độ tuổi ngoài đôi mươi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn càng sớm tìm ra cách quản lý tài chính tốt, hạn chế lỗi sai thì bạn càng có lợi trên hành trình làm giàu. Nếu muốn nhanh chóng làm chủ tiền bạc, hãy loại bỏ 5 suy nghĩ sai lầm này khi bạn mới sang tuổi 20.

1. Đi làm nhưng không có mục tiêu tiết kiệm

Tiền không tự nhiên xuất hiện. Nếu muốn có khoản tiết kiệm lớn, bạn phải có mục tiêu rõ ràng, sau đó lên kế hoạch cụ thể để chinh phục mục tiêu đó.

Bước đầu tiên là xác định chính xác những khoản mua sắm mà bạn hy vọng sẽ có trong tương lai, như nhà, xe hơi hoặc tiền dành cho việc học của con cái. Tiếp theo, hãy tính toán bạn cần bao nhiêu tiền tiết kiệm và thời gian bao lâu thì đạt được chúng. Cuối cùng, hãy thiết lập một chuyển khoản tự động định kỳ từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản tiết kiệm để duy trì thói quen để dành tiền từ thu nhập hàng tháng.

2. Không biết tiền của mình sẽ đi đâu

Cho dù bạn gọi một chiếc xe ôm công nghệ, dừng lại ở quán ven đường để mua cháo, bấm nút “mua” một chiếc túi xách trong lúc lướt MXH… tất cả đều dễ dàng để chi tiêu thiếu suy nghĩ. Hãy thử theo dõi các khoản chi hàng ngày để biết rõ hơn về việc bạn tiêu tiền như thế nào và có thể cắt giảm những thói quen tiêu dùng lãng phí nào. Nếu có tiền mặt dư thừa, hãy gửi chúng vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ hưu trí để con số này có thể tăng dần theo thời gian.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 3. Chờ đến khi có nhiều tiền mới đầu tư

Thời gian luôn ủng hộ bạn khi nói đến việc đầu tư và tận dụng sức mạnh của lãi kép. Trái với mặc định thông thường của nhiều người, bạn không cần phải là chuyên gia tài chính cá nhân hoặc thậm chí kiếm được một khoản tiền khổng lồ mới có thể bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực này. Một số kênh đầu tư mà bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ kể đến như chứng khoán, vàng… 

Nhớ rằng ngay cả khi bạn không thể đầu tư nhiều tiền, hãy hình thành thói quen dành ra ít nhất một số tiền tiết kiệm hàng tháng. Bất cứ khi nào bạn được tăng lương hoặc thưởng, hãy đánh giá lại số tiền mình có thể dành cho đầu tư và tiết kiệm.

4. Thoải mái với các khoản nợ tín dụng

Thẻ tín dụng đang là hình thức thanh toán được nhiều người trẻ ưa chuộng vì tính tiện lợi và khả năng “thanh toán trước trả nợ sau". Tuy nhiên, thẻ tín dụng sẽ gây hại tài chính nếu chúng khiến bạn bị cuốn vào vòng xoáy nợ tín dụng và không lối thoát. Nguy hiểm hơn khi bạn coi nợ tín dụng là chuyện bình thường. Khi chưa trả xong nợ tín dụng ở tháng trước, bạn vẫn tiếp tục sử dụng loại thẻ này trong tiêu dùng hàng ngày khiến các khoản nợ dường như được kéo dài vô tận.

Lời khuyên chỉ có 1 cách duy nhất, đó là không phụ thuộc vào thẻ tín dụng và cố gắng trả nợ nhanh nhất có thể. Nợ thẻ tín dụng quá nhiều sẽ kéo điểm tín dụng của bạn xuống thấp, ảnh hưởng đến khả năng vay tiền để đạt được các mục tiêu tài chính lớn hơn như mua nhà, mua xe… trong tương lai. Khi đang nợ thẻ tín dụng, bạn nên tập trung vào hoàn trả món nợ có lãi tín dụng cao nhất, rồi sau đó mới tập trung thanh toán món nợ có lãi thấp hơn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

5. Dựa dẫm quá nhiều vào sự hỗ trợ tài chính từ bố mẹ

Sau tuổi 22, tốt nghiệp Đại học là thời điểm tốt để bạn thoát hoàn toàn khỏi sự giúp đỡ từ gia đình từ phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn dựa dẫm vào “ví tiền" của cha mẹ trong nhiều khoản chi phí hàng ngày như trả tiền điện thoại di động, mua quần áo… Hãy bắt đầu hành trình tự chủ tài chính bằng cách kiếm việc làm và có mức lương ổn định, nhờ đó bạn sẽ chính thức gia nhập hành trình xây dựng sự giàu có và thoát khỏi sự hỗ trợ tài chính từ bố mẹ.

Chờ đến 30 tuổi mới bỏ 5 sai lầm tiền nong này là quá muộn, chẳng biết “trắng tay” lúc nào

Vân Anh

Cách tốt nhất để phụ nữ 40 tuổi sống nửa sau cuộc đời: Kiếm tiền và tiết kiệm!

Cách tốt nhất để phụ nữ 40 tuổi sống nửa sau cuộc đời: Kiếm tiền và tiết kiệm!

"Tôi nhận ra mình không một xu dính túi khi con ốm và bố mẹ cần tiền, lúc đó tôi mới hiểu được tầm quan trọng của đồng tiền".