Theo một số phụ huynh, việc test mỗi ngày một lần với học sinh là không cần thiết vì chi phí xét nghiệm nhanh tương đối cao. Thay vào đó, trong trường hợp lớp có một số học sinh mắc Covid-19, cha mẹ chỉ cần test cho con vài ngày một lần hoặc chỉ cần làm xét nghiệm nhanh khi lớp có F0 hoặc học sinh có triệu chứng.
Một số khác lại cho rằng việc test định kỳ hay test thường xuyên không cần thiết vì có thể tại thời điểm lấy mẫu, con cho kết quả âm tính nhưng sau buổi học, kết quả đã chuyển sang dương tính.
Hà Nội không có văn bản hướng dẫn nào yêu cầu phụ huynh tự test nhanh cho con tại nhà. Trước khi đến trường, gia đình chỉ cần kiểm tra thân nhiệt, theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu con có triệu chứng ho, sốt, khó thở, phụ huynh báo giáo viên để buổi đó, con học trực tuyến.
Các hiệu trưởng cho rằng việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 cũng chỉ áp dụng khi học sinh được xác định là F1 còn test PCR được tiến hành khi các em có kết quả test nhanh dương tính.
Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đánh giá việc xét nghiệm nhanh liên tục hoặc định kỳ 2 lần/tuần không cần thiết. Gia đình chỉ cần test nhanh khi trẻ là F1 (lớp hoặc trong nhà có người mắc Covid-19, tiếp xúc gần) hoặc khi trẻ có triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2.
“Test định kỳ không góp phần sàng lọc F0 trước. Hơn nữa, việc xét nghiệm thường xuyên gây tốn kém tiền bạc, Mỗi lần test lại thêm chất thải ra bị xả ra môi trường, gây ô nhiễm”, PGS Nguyễn Huy Nga nói.
Ông nói thêm khi trường học mở cửa, việc xuất hiện F0 trong lớp là chuyện bình thường. Phụ huynh không cần quá lo lắng hay test hàng ngày vì hết hết học sinh từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Xử lý 32 dự án du lịch nghỉ dưỡng chậm tiến độ