Cô gái trẻ từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 17 tuổi, tốt nghiệp Đại học Oxford

Malala là đại diện sức mạnh kỳ diệu gắn kết mọi người, đặc biệt là phụ nữ, trên toàn thế giới, không phân biệt màu da, thứ bậc, độ tuổi.

Ngày 19/6, Malala Yousafzai - chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014, tốt nghiệp Đại học Oxford chuyên ngành triết học, chính trị và kinh tế. 

Malala Yousafzai năm nay 22 tuổi, sinh ra và lớn lên ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, là con của một gia đình người Pastun theo đạo Sunni. Tên Malala được cha cô đặt theo Malalai - vị nữ anh hùng trẻ tuổi người Pashtun đã truyền cảm hứng cho đồng bào cô bằng sự dũng cảm của mình. Cha của Malala đã luôn muốn Malala được tự do làm những điều cô muốn, vì vậy ông thường nói với mọi người: “Malala sẽ sống tự do như cánh chim trời”. Cô từng trải qua nhiều biến cô trong quá trình hoạt động xã hội. 

Ngày từ khi còn nhỏ, cô đã là nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu khi đọc một bài diễn văn đanh thép lên án việc quân đội Taliban đóng cửa trưởng học dành cho nữ sinh ở thung lũng Swat.

  Malala Yousafzai tháng 5/2019. Ảnh: AP.

Malala Yousafzai tháng 5/2019. Ảnh: AP.

Malala từng tham gia viết blog cho đài BBC, tranh luận về chủ đề phụ nữ cũng có quyền được tới trường học, về những hành động phi lý và tàn bạo của quân Taliban khi đội quân này chiếm đóng thung lũng Swat, những cảm xúc của cô bé về thời cuộc.

Vào sinh nhật năm 16 tuổi, Malala được mời tới phát biểu tại Liên Hợp Quốc gửi đến tất cả mọi người trên khắp thế giới, với khao khát rằng mỗi người đều có thể có được can đảm, sự quyết liệt và đứng lên đấu tranh vì nhân quyền của mình.

Malala phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
Malala phát biểu tại Liên Hợp Quốc.

Năm 2012, do nỗ lực đấu tranh giành quyền được giáo dục cho phụ nữ và trẻ em, Malala đã bị tổ chức khủng bố Taliban mưu sát tuy nhiên may mắn là cô đã thoát chết. Cô được chuyển đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham, Anh để chữa trị. Sau khi hồi phục, cô gái bé nhỏ đã cùng với một người bạn Shiza Shahid thành lập nên một quỹ phi lợi nhuận mang tên mình, với tôn chỉ hoạt động là mọi cô gái trên thế giới đều được tiếp cận với giáo dục. Tới tháng 1/2014, quỹ Malala đã được ủng hộ lên tới 400,000 USD.

Malala đã xuất bản một quyển tự truyện và được mời đến uống trà cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth II, với tựa đề Tôi là Malala nói về khát vọng đầy mãnh liệt là sự công bằng bình đảng trên thế giới. Đồng thời cuốn sách còn hé lộ một mặt khác của Malala, cho thấy cô cũng là một nữ sinh bình thường như bao thiếu nữ khác, là fan của ca sĩ Justin Bieber, tiểu thuyết lãng mạn ma cà rồng Chạng vạng.

Tự truyện Tôi là Malala của Malala Yousafzai, được viết cùng với nhà báo Christina Lamb..
Tự truyện Tôi là Malala của Malala Yousafzai, được viết cùng với nhà báo Christina Lamb..

Ngày 12/7/2014, khi Liên Hiệp Quốc công bố ngày sinh nhật của Malala là Ngày Malala, cô gái phát biểu với đám đông rằng cô sẽ đại diện cho 57 triệu trẻ em không được đến trường trên khắp thế giới. Cùng năm nay, cô được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình cùng với nhà hoạt động xã hội người Ấn Độ Kailash Satyarthi. Malala là người trẻ tuổi nhất được trao giải Nobel Hòa bình kể từ năm 1901 đến nay, theo tờ Guardian (Anh) ngày 10/10/2014. 

Cô tốt nghiệp Đại học Oxford danh tiếng, nhận được nhiều lời ủng hộ, động viên tích cực của bạn bè trong đó có phi hành gia Anna McClain. "Với rất nhiều người, việc tốt nghiệp đại học là bước đầu tiên dẫn đến sự thành công. Với em, quá nhiều điều vĩ đại đã thành hiện thực trước khi học đại học, và tôi không thể tưởng tượng được sẽ còn bao nhiêu điều vĩ đại em sẽ làm sau đó. Thế giới này thật may mắn khi có em", Anna McClain viết.

Thanh Mai

Dịch Covid-19: WHO cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn mới và nguy hiểm

Dịch Covid-19: WHO cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn mới và nguy hiểm

Tính cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.