Sáng 21/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia với hai tượng sư tử thành Đồ Bàn.
"Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn" là tác phẩm điêu khắc Champa, có niên đại cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII; cao 1,05 m, dài 1,2 m, lưng rộng nhất 0,6 m; thể hiện giống đực với dạng tượng tròn, chất liệu làm bằng đá sa thạch. Hình tượng sư tử trong tư thế nửa nằm, nửa đứng là hình tượng duy nhất được biết cho đến hiện nay. Đây cũng là nét đặc trưng riêng, khác hẳn những tượng sư tử Champa từng được biết tới từ trước đến nay.
Đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) và lãnh đạo tỉnh Bình Định trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn cho lãnh đạo Sở VHTT Bình Định |
Hai tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992, tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, gần tháp Cánh Tiên, thuộc phạm vi thành Đồ Bàn. Năm 1999, những pho tượng này được đưa về trưng bày trong không gian văn hóa Champa ở Bảo tàng tỉnh Bình Định.
Trong truyền thuyết của Hindu giáo, Sư tử là một trong những kiếp hóa thân của thần Vishnu - một trong ba vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Sư tử là vật linh có chiến công giết quỹ giữ Hiranyakasipy và sùng bái thần Brahma nên được thần Vishnu ban cho phép trường sinh. Hai tượng Sư tử thường thể hiện theo cặp đối xứng đặt hai bên cửa ra vào đền/tháp Champa.
Bảo tàng Bình Định hiện lưu giữ 8 bảo vật. Ngoài cặp tượng sư tử đá vừa được công nhận, các bảo vật còn lại là: Phù điêu nữ thần Mahisha Sura Mardini, niên đại đầu thế kỷ XII; phù điêu thần Brahma, niên đại cuối thế kỷ XII; cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, niên đại thế kỷ XII - XIV; phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại đầu thế kỷ XII; phù điêu thần hộ pháp Mả Chùa, niên đại thế kỷ XII.
5 bảo vật lưu giữ ở các địa phương, gồm có: Cặp voi đá niên đại nửa sau thế kỷ XII, trong khuôn viên thành Đồ Bàn, nay là thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn); 2 tượng hộ pháp chùa Nhạn Sơn, niên đại thế kỷ XII - XIII (xã Nhơn Hậu) và tượng thần Shiva chùa Linh Sơn, niên đại thế kỷ XV (chùa Linh Sơn, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn).
Phát biểu tại lễ công bố, ông Lâm Hải Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Tính đến nay, Bình Định có 13 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Chămpa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là di sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của cả nước và của tỉnh nhà, nguồn sử liệu quý đối với công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử - văn hoá Bình Định.
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia đang được lưu giữ trên địa bàn tỉnh, ông Lâm Hải Giang đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định chủ động phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị của các bảo vật quốc gia trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng.
Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu các bảo vật quốc gia, các hiện vật quý mà Bảo tàng tỉnh và các tổ chức, cá nhân đang lưu giữ để xác định niên đại, giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật; rà soát, nghiên cứu, sưu tầm và lựa chọn các hiện vật tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chí để lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia nhằm bảo tồn và tôn vinh giá trị di sản văn hóa tại Bình Định…
Triệu Lệ Dĩnh bị mỉa mai khắp MXH vì "thiếu văn hoá"
Thêm một phát ngôn đi vào “lòng đất” của Triệu Lệ Dĩnh.