Theo cập nhật của hãng tin Yonhap lúc 9h59 (giờ địa phương) Hàn Quốc có thêm 169 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.446 ca.
Trong ngày 25/2, số người nhiễm virus ở Ý đã lên đến 322 người, tăng 45% so với trước đó, số người tử vong là 11. Ca tử vong thứ 11 tại Ý là một cụ bà 76 tuổi ở vùng Veneto, được báo cáo vào tối 25/2.
Giới quan chức Ý đã xác định được bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus ở vùng Lombardy, gọi là "bệnh nhân số 1”, một người đàn ông 38 tuổi có tên Mattia.
Ông Mattia nhập viện vì vấn đề hô hấp ở Codogno, nhưng nay đang được chữa trị ở bệnh viện Policlinico San Matteo ở Pavia, cách Milan khoảng 35 km vì dương tính với covid-19. Vợ của ông đang mang bầu và cũng được chẩn đoán tương tự.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho rằng việc lây lan virus là do bệnh viện ở phía Bắc không kiểm soát tốt. Điều đáng nói là những người tử vong hầu hết đều là người lớn tuổi và có tiền sử bệnh tật. Dù số ca nhiễm đang tăng nhưng các bộ trưởng của các nước láng giềng với Ý họp tại thành phố Rome (Ý) cùng với ủy viên y tế EU vẫn cho rằng việc đóng cửa biên giới sẽ là một biện pháp "không cân xứng và không hiệu quả". "Chúng ta đang nói về một chủng virus không quan tâm đến đường biên giới" - Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza nói.
Trong cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn bày tỏ mong muốn cần phải hết sức nghiêm túc để đánh giấ vấn đề này. Bởi đây là lần đầu tiên châu Âu đối mặt với dịch bệnh covid-19 lan rộng như vậy mà chưa hề phát hiện ra mối liên kết nào với vùng dịch là Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có một tình huống mới cần giải quyết. “Tôi đã nói rằng tình hình có thể sẽ tệ hơn trước khi tốt lên và tôi vẫn giữ nguyên quan điểm này" - bộ trưởng Spahn cho biết.
Ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) đang tỏ ra khá lo ngại vì dịch bệnh ngày càng lan rộng. Giới quan chức Mỹ đã đưa ra khuyến cáo về việc chuẩn bị ứng phó với virus covid-19 tại đây trước bối cảnh rất nhiều nước đã có trường hợp nhiễm bệnh như Iran, Ý, Hàn quốc… Ở Iran, số ca chết đã là 16, cao nhất ngoài Trung Quốc, 95 người nhiễm.
Các chuyên gia y tế của CDC nói rằng diễn biến dịch ở Iran, Italy và Hàn Quốc có chung một mô hình. "Chúng tôi nghĩ sẽ có sự lây nhiễm trong cộng đồng tại Mỹ", tiến sĩ Messonnier nói với CNN vào ngày 25/2.
CDC cũng cho biết số ca nhiễm virus đã lên đến 57 người, với 40 người trở về từ tàu du lịch ở Nhật Bản.
Thị trưởng San Fransisco, London Breed đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thành phố, kêu gọi công dân nên chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với dịch bệnh. Bà Breed cho rằng mặc dù chưa có ca nhiễm nào tại đây nhưng phải xem xét tình hình một cách nghiêm túc. Tuyên bố trên sẽ giúp thành phố chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy kế hoạch, tăng cường nhân sự và đảm bảo việc hoàn trả chi phí trong tương lai.
Tại Ấn Độ, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở thăm, ông nói dịch bệnh lần này là "vấn đề sẽ biến mất", song các chuyên gia lo ngại dịch bệnh sẽ phát triển thành đại dịch, với sự lây lan nhanh ở châu Âu và Trung Đông.
Những ngân hàng nào miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng?
Từ 25/2/2020, khách hàng của 17 ngân hàng thương mại được hưởng chính sách miễn phí dịch vụ với mức thu bằng 0 đồng hoặc giảm phí đến 90% mức thu cũ...