Doanh nghiệp áp dụng mô hình "ba tại chỗ" khủng hoảng vì dịch bệnh

Sau chưa đầy một tháng thực hiện, nhiều nhà máy ở phía Nam áp dụng "ba tại chỗ" lại đang đối mặt dịch bệnh bùng phát từ bên trong.

Sau một tháng, các doanh nghiệp áp dụng "3 chỗ" như ngồi trên đống lửa khi nhà máy xuất hiện nhiều F0. Nhiều nhà máy ở phía Nam áp dụng "ba tại chỗ" lại đang đối mặt dịch bệnh bùng phát từ bên trong. 

Vissan ngày 28/6 bắt đầu áp dụng cho công nhân ăn, nghỉ và làm việc tại nhà máy. Vissan thường xuyên xét nghiệm Covid-19. Nhưng 19 ngày sau, tại lần xét nghiệm thứ tư trong một tháng (sau nhiều lần có kết quả âm tính toàn bộ), họ phát hiện 19 ca F0.

Công ty Việt Thắng Jeans phát hiện 19 ca dương tính trên 196 công nhân. Rà soát lại, họ phát hiện, một người bán nước trái cây qua hàng rào nhà máy dương tính 8 ngày trước đó.

Doanh nghiệp áp dụng mô hình

Ông Nguyễn Phúc, Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương cũng đồng tình. Ông lưu ý thêm đến vấn đề sai số trong xét nghiệm sàng lọc đầu vào.

"Độ chính xác của test nhanh chỉ 80-90%, thậm chí là 95% thì trong 100 công nhân chỉ cần có 5 ca chẳng hạn, trong 1 tuần cả nhà máy sẽ lây nhiễm hết", ông nói. Theo ông, "3 tại chỗ"  dường như không còn phù hợp. Những hướng dẫn trước đây của chính quyền về "3 tại chỗ" cũng không đầy đủ.

Chỉ một số doanh nghiệp tổ chức phương án này từ rất sớm, khi dịch chưa đến nỗi nào, đến nay vẫn tương đối an toàn.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, khoảng 3% doanh nghiệp còn sót lại phải lo cho F0 - những người này phải cách ly ngay tại công ty, nơi sản xuất.

Theo ông Phúc, nếu không xử lý được vấn đề F0 ở các nhà máy, doanh nghiệp sẽ không thể trấn an được công nhân sản xuất. Thậm chí, nếu có thành phần kích động, gây rối, nhà máy sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro. Ông Phúc cho biết, nhiều doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất đang chùn chân, không dám áp dụng 3 tại chỗ vì rủi ro quá lớn, trách nhiệm quá cao. Còn những doanh nghiệp đang thực hiện rồi thì cân nhắc giảm bớt công nhân sản xuất, thậm chí tính đến phương án dừng.

"Muốn trả công nhân về nhà cũng phải tốn thêm một lần tiền xét nghiệm", ông Phúc nói. Vấn đề phát sinh là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể là được sử dụng kết quả xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR nên các địa phương có cách làm khác nhau. "Điều này tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Họ đến nay không phải tiến thoái lưỡng nan mà là đến đường cùng rồi", ông Phúc nói.

Để giải quyết, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ sớm ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân lao động. Nếu nhiễm virus sẽ giảm nguy cơ tử vong, giúp tâm lý của công nhân được giải toả, yên tâm sản xuất để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Ngoài tiêm cho công nhân trong nhà máy, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, cần phải tiêm dọc theo chuỗi sản xuất, mà nhà máy chỉ là một mắt xích. 

Thanh Mai