Mua sắm sớm
Việc mua sắm sớm trước khi năm cũ kết thúc được dự đoán là do Lễ Tạ ơn năm nay rơi vào ngày 28/11, muộn hơn so với Lễ Tạ ơn năm ngoái là ngày 23/11/2023. Các cửa hàng, doanh nghiệp đã đưa các chương trình giảm giá sớm hơn dự kiến để thu hút khách hàng.
Theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), mặc dù khởi động sớm, nhưng phần lớn người tiêu dùng (62%) dự kiến sẽ hoàn tất việc mua sắm vào tháng 12/2024. Liên đoàn này cũng dự đoán tổng chi tiêu cho kỳ nghỉ lễ năm nay sẽ tăng từ 2,5% đến 3,5% so với năm 2023.
Mua trước – Trả sau là lựa chọn hàng đầu
Cuối năm 2024, hình thức thanh toán Mua trước – Trả sau ngày càng được ưa chuộng. Đây là phương thức thanh toán tiện lợi giúp khách hàng có khả năng mua sắm thêm những món đồ ngoài dự định tài chính ban đầu. Khi các nhãn hàng liên tục đưa ra chương trình giảm giá hấp dẫn, người tiêu dùng có thể mua sắm ngay lập tức mà không cần phải trả toàn bộ số tiền, giúp tối ưu hóa chi tiêu cá nhân.
Việc thanh toán linh hoạt này giúp người tiêu dùng có thể tận dụng các đợt khuyến mãi lớn cuối năm mà không lo áp lực về tài chính.
Ảnh minh họa |
Ưu tiên sự tiện lợi kèm ưu đãi lớn
Việc săn lùng ưu đãi sớm sau một thời gian dài lạm phát giá cả là xu hướng của năm nay. Báo cáo của Deloitte cho thấy mặc dù người tiêu dùng lạc quan về nền kinh tế, nhưng họ vẫn dự kiến sẽ thận trọng trong chi tiêu trong năm nay. Nhiều người còn chọn cách chuyển sang các thương hiệu giá cả phải chăng hơn hoặc mua sắm tại các nhà bán lẻ có giá cả hợp lý hơn.
Thanh toán trực tuyến được lựa chọn nhiều hơn
Một số kiểu thanh toán trực tuyến cũng sẽ trở nên "đắt hàng" như Apple Pay, Google Pay và ví điện tử. Các hình thức thanh toán này không chỉ an toàn mà còn nhanh chóng, đặc biệt quan trọng trong các giao dịch trực tuyến khi nhu cầu mua sắm tăng đột biến vào dịp cuối năm. Deloitte dự đoán rằng mua sắm trực tuyến sẽ tăng 7% đến 9% so với năm trước.
Chiến dịch quảng cáo ngày lễ
Các ngày lễ cuối năm kết hợp cả sự hoài niệm và hiện đại đang là xu thế. Ví dụ như Walmart chọn một đoạn quảng cáo truyền hình dài 30 giây với các trích đoạn mang lại cảm giác dễ chịu từ các chương trình truyền hình ăn khách lâu năm, bao gồm “Gilmore Girls,” “The Simpsons,” “SpongeBob SquarePants” và “National Lampoon’s Christmas Vacation.”
Trong khi đó, JCPenney đã và đang phát sóng một chiến dịch quảng cáo có sự góp mặt của nhiều người nổi tiếng,
Trí tuệ nhân tạo (AI) cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. AI vừa đóng vai trò phân tích hành vi mua sắm vừa đưa ra các gợi ý sản phẩm chính xác, từ đó tăng khả năng chuyển đổi đơn hàng.
AI còn được tích hợp vào các hệ thống chatbot và trợ lý ảo. Các trợ lý ảo này hoạt động 24/7, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải đáp thắc mắc, giúp quy trình mua sắm trở nên dễ dàng. Khi lượng xu hướng mua sắm cuối năm tăng cao thì đây là trợ thủ đặc lực để việc mua sắm trở nên tiện lợi hơn với sự hỗ trợ của AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dịch vụ khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chi phí nhân sự.
Sự trải nghiệm ảnh hưởng quyết định mua sắm
Người tiêu dùng trẻ ngày càng có xu hướng muốn kết hợp việc mua sắm với việc đóng góp cho cộng đồng. Điều này không chỉ giúp họ cảm thấy có trách nhiệm hơn mà còn tạo ra sự kết nối với thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này bằng cách liên kết các chương trình từ thiện hoặc hoạt động xã hội để tăng cường sự thu hút vào chương trình bán hàng cuối năm.
Vì sao người tiêu dùng Trung Quốc không còn hào hứng với Lễ hội mua sắm Ngày Độc thân?
Sau khi lễ hội mua sắm Ngày độc thân năm ngoái được mệnh danh là lễ hội yên tĩnh nhất trong lịch sử, các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc biết rằng họ phải mở rộng phạm vi hoạt động.