Đức bất ngờ 'quay xe', tuyên bố sẵn sàng tham gia cấm vận dầu khí Nga 'ngay lập tức'

Hôm thứ Hai (2/5), Đức cho biết đã lên kế hoạch ủng hộ lệnh cấm vận ngay lập tức của Liên minh châu Âu (EU) đối với lĩnh vực năng lượng của Nga và đây là một sự thay đổi lớn trong chính sách của Đức đối với Moscow trong lĩnh vực năng lượng.

Xuất khẩu năng lượng của Nga - cho đến nay là nguồn thu nhập lớn nhất của nước này - phần lớn tránh được các lệnh trừng phạt quốc tế. Và Kyiv nói rằng, điều đó có nghĩa là các nước châu Âu đang tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Điện Kremlin, bởi nguồn thu này sẽ mang về cho Moscow hàng trăm triệu euro mỗi ngày.

Đức bất ngờ 'quay xe', tuyên bố sẵn sàng tham gia cấm vận dầu khí Nga 'ngay lập tức'   - Ảnh 1.

Đức bất ngờ thông báo sẵn sàng tham gia cấm vận dầu khí Nga nay lập tức.

Thủ tướng Olaf Scholz, người luôn thận trọng hơn các nhà lãnh đạo phương Tây khác trong việc ủng hộ Ukraina, đang chịu áp lực ngày càng lớn, bao gồm cả từ bên trong liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Xã hội.

"Đức không chống lại lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Tất nhiên, đó là một gánh nặng phải chịu nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng làm điều đó", Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, thuộc đảng Greens, nói với các phóng viên trước khi hội đàm với các đồng cấp EU tại Brussels.

"Với than và dầu, bây giờ có thể từ bỏ nhập khẩu của Nga", Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nói với tờ Die Welt.

Đức đã giảm tỷ lệ nhập khẩu dầu của Nga xuống 12%, tương đương 35% vào thời điểm trước khi Nga tấn công Ukraina vào ngày 24 tháng 2, nhưng trước đó, nước này cho biết họ cần nhiều tháng để loại bỏ dầu thô của Nga nhằm giảm bớt tác động kinh tế trong nước.

Đặc biệt, các vùng phía Đông của Đức, nơi phụ thuộc vào nhiên liệu từ nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft, được phục vụ bởi đường ống "Tình bạn" từ thời Liên Xô – đường ống dài hàng nghìn dặm tới các mỏ dầu ở Siberia.

Việc khai thác khí đốt tự nhiên của châu Âu có vẻ khó khăn hơn so với việc tìm kiếm các nguồn dầu mỏ khác. Nga đã yêu cầu khách hàng châu Âu phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, điều mà EU từ chối. Tuần trước, Moscow đã cắt nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria. Các bộ trưởng EU đã họp vào thứ Hai để thảo luận về một phản ứng chung.

P.V