Đường ăn kiêng có thể đưa bạn về...thế giới bên kia

Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố kết quả nghiên cứu: uống 2 ly nước ngọt ăn kiêng/ngày, bạn sẽ nhanh về...thế giới bên kia. Thực hư thế nào?

“Đường ăn kiêng” là cách gọi thông thường của người tiêu dùng đặt cho một nhóm chất có vị ngọt, dùng thay thế đường, từ chuyên môn thường gọi là “chất tạo ngọt”. Chúng giúp tạo ra vị ngọt giống như đường ăn bình thường.

Tùy vào mục đích sử dụng, cách thức sản xuất... mà nó còn có nhiều tên gọi khác như đường hóa học, đường nhân tạo, đường thuốc... với các nhãn hàng trên thị trường như: saccharin, aspartame, Splenda, Sweet'N Low, Sweet Twin, Equal, Diabetasol, Hermesetas, Tropicana Slim ...

Quá nhiều lựa chọn và lời tiếp thị hấp dẫn về công dụng như vậy, liệu đường ăn kiêng có thật sự an toàn như bạn vẫn nghĩ ?

Nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Sydney (Úc) đã công bố kết quả nghiên cứu trên ruồi giấm và chuột. Kết quả này giúp họ củng cố thêm nhận định khi cho rằng các loại đường nhân tạo trong thực phẩm và thức uống không “trơ” mà có thể làm động vật thay đổi cách cảm nhận được vị ngọt trong tình trạng thiếu năng lượng, do đó đã thúc đẩy cơ thể gia tăng nhu cầu ăn nhiều hơn để bù lại lượng calo.

Đường ăn kiêng có thể đưa bạn về...thế giới bên kia

 Một công trình khác đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội Sinh lý Mỹ tổ chức ở San Diego. Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học y Wisconsin và Đại học Marquette đã thử nghiệm trên chuột và chỉ sau 3 tuần thay thế đường thông thường bằng chất tạo ngọt, những con chuột đã thể hiện sự thay đổi đáng ngại về quá trình sinh hóa, chuyển hóa chất béo và axit amin. Kết quả cho thấy: Dùng thực phẩm, nước uống "ăn kiêng" chứa chất tạo ngọt nhân tạo dễ dẫn đến tiểu đường và béo phì còn hơn đường thật. 

Người ta thường nghĩ thực phẩm, đồ uống dùng chất tạo ngọt, không chứa calo nên không làm tăng cân. Quả thật chúng không chứa calo như đường thật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chính điều này đã làm rối loạn cơ chế xử lý đường của cơ thể. Khi bộ máy hỏng, nó dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong chuyển hóa chất béo và năng lượng.

Hậu quả thường gặp nhất của các rối loạn chuyển hóa này là bệnh tiểu đường và béo phì, 2 vấn đề sức khỏe đang khiến ngành y tế nhiều quốc gia đau đầu. Các nhà khoa học còn phát hiện chất tạo ngọt acesulfame potassium đi cả vào mạch máu và làm tổn hại đến các tế bào mạch máu.

C6FD5D4E-994E-4791-A65B-0A0D0B6CBB76
C6FD5D4E-994E-4791-A65B-0A0D0B6CBB76

"Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ những chất làm ngọt phi tự nhiên này thì nguy cơ dẫn đến kết cục xấu cho sức khỏe sẽ tăng lên. Đường cũng như các thành phần dinh dưỡng khác, điều độ chính là chìa khóa" – GS.TS Brian Hoffmann, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Y Wisconsin, khuyến cáo.

Trước đó, một số nghiên cứu đã cho thấy các thực phẩm ăn kiêng chứa chất tạo ngọt không an toàn như nhiều người nghĩ. Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 3-2018, của Đại học George Washington cũng cho thấy mối liên hệ giữa chất tạo ngọt với các hội chứng chuyển hóa – tiền tiểu đường – tiểu đường. Trong khi đó, một nghiên cứu trên người và chuột của Đại học Cambridge công bố năm 2014 thì phát hiện chất tạo ngọt làm tăng đường huyết.

Một số loại đường ăn kiêng vẫn làm tăng đường huyết và cung cấp nhiều năng lượng nếu lạm dụng. Vì vậy, hướng dẫn sử dụng đường ăn kiêng cũng chung chung, mơ hồ theo kiểu dùng bao nhiêu cũng được, không hạn chế liều lượng, hay kiểu dùng tùy thích cho mọi đối tượng sẽ nguy hại đến sức khỏe.

Theo chia sẻ của chị N.T.M (33 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM): “Mẹ chồng tôi bị bệnh tiểu đường đã hơn 10 năm nên bà dùng đường ăn kiêng thay thế đường kính. Bà ghiền cà phê, trái cây thì chỉ thích nhãn, vải, chuối, nhiều khi còn lén các con ăn chè. Tính ra một ngày bà nạp vào người lượng lớn đường ăn kiêng vì bảo "kiêng quá nên thèm ngọt". Cả nhà nhắc thì bà lại lén ăn đường còn nhiều hơn, tôi rất lo”.  

Các chuyên gia cho rằng vẫn còn cần thêm các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn để chứng minh rõ ràng hơn các kết luận trên. Trong khi chờ đợi bạn nên sử dụng đường ăn kiêng với liều lượng hợp lí, kết hợp giữa một chế độ ăn và tập luyện đều đặn. Hãy nghĩ đến sức khỏe của mình trước khi có ý định chiều theo sự hưởng thụ thoải mái của vị giác.

An Ly (t/h)

Điểm danh những thực phẩm làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường

Điểm danh những thực phẩm làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường

Nước ép, rượu bia, gạo, bánh mì, chất béo có trong sữa… là tác nhân làm chứng tiền tiểu đường, bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác trầm trọng hơn.