Theo đó, những kẻ tham gia vào đường gây buôn bán gái mại dâm hoặc ép buộc người khác làm gái mại dâm có thể bị phạt tù lên đến 7 năm, phạt tiền tới 100.000 đô – con số gấp 10 lần mức phạt hiện tại.
Các nạn nhân cũng sẽ được bảo vệ danh tính. Không ai có thể biết quá khứ của họ.
Nhưng làm sao để xử phạt, khi mà không ai biết rõ những kẻ chủ mưu là ai?
Bị lừa đến Singapore, bị đẩy vào động mại dâm và tiếp khách liên tục
Những cô gái bị lừa vào đường dây buôn bán gái mại dâm đa phần có hoàn cảnh đặc biệt |
Leah (tên đã đổi) là một trong vô vàn các cô gái bị đẩy vào tay bọn buôn người, bị bắt ép làm gái mại dâm trong thời gian dài và bị tịch thu điện thoại cho đến khi cô tiếp đủ số khách quy định trong ngày.
Cô gái Indonesia này gặp trục trặc với chồng và cần tiền để chăm sóc cậu con trai. Cô đã được một người bạn hứa hẹn giúp cô có một công việc trong nhà hàng ở Singapore. Nhưng cô nhanh chóng bị ép buộc trở thành gái mại dâm khi đặt chân đến đảo quốc sư tử.
Những người phụ nữ như Leah là mục tiêu hoàn hảo của bọn buôn người, theo Lynette Lim – giám đốc truyền thông phát triển của Hagar, một tổ chức chuyên hỗ trợ các nạn nhân buôn người và trẻ vị thành niên.
Leah đã làm việc nhiều năm dọc con phố đèn đỏ Lorong 12 Geylang này |
“Bởi vì họ thuộc nhóm yếu thế. Chúng lừa phỉnh nạn nhân bằng cách đưa ra các lời hứa trên giời về mức lương cao”.
“Đa phần nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. Và đó là lý do họ tìm các cơ hội làm việc ở nước ngoài để có thể hỗ trợ kinh tế cho gia đình ở quê.
Họ đều là nạn nhân của nạn buôn người. Họ bị lừa. Tất nhiên không phải ai cũng hoàn toàn không biết gì. Mức độ các nạn nhân biết tình hình thực tế không giống nhau”
Có điều khi đặt chân đến Singapore thì đã quá muộn. Họ phải trả rất nhiều tiền cho các đầu mối ở quê nhà. Sau đó khi nhận thức được tình hình thì họ không có cơ hội nói không và rời đi nữa", Lim phân tích.
Như trường hợp của Leah, người bạn thân đã nói dối cô. “Bạn tôi nói muốn giúp. Tôi đồng ý vì tôi cần tiền để sống và nuôi con”, Leah nói, “Sau này tôi đã gặp lại cô ấy. Tôi cũng chẳng nói gì. Cô ấy là bạn thân nhất của tôi. Cô ấy chỉ muốn giúp tôi thôi”.
Những tay buôn người sắp xếp để Leah đi du lịch đến Batam, sau đó đi phà đến Singapore. Suốt dọc đường, họ hướng dẫn Leah cách trả lời các câu hỏi của nhân viên xuất nhập cảnh để tránh sự nghi ngờ.
Sau khi đến Singapore, cô được đưa tới một căn hộ ở Aljunied Crescent, bị tịch thu hết hộ chiếu, thẻ căn cước, các loại giấy tờ.
Khó truy ra kẻ chủ mưu
Các nạn nhân có hiểu biết mức độ khác nhau về đường dây buôn bán mình |
Những hình phạt trong luật mới dù có mức răn đe cũng chưa phải là giải pháp triệt để. Bà Gloria James-Civetta, , giám đốc văn phòng luật sư Gloria James-Civetta & Co cho rằng vẫn có thách thức lớn trong việc đưa thủ phạm ra thực thi công lý.
“Chẳng hạn như công tố viên cần phải chứng minh được rằng có hành vi buôn người đã diễn ra, và chứng minh được bị cáo biết mình đang đưa nạn nhân vào đường dây buôn người”, bà James nói.
Có một vấn đề đặt ra với Quốc hội là những thay đổi luật như thế đã đủ hay chưa. Bởi người ta lo ngại đây đơn giản chỉ là tăng các mức phạt lên.
Một điểm nữa là rất khó tìm được kẻ chủ mưu thật sự của các đường dây buôn bán gái mại dâm. Như trường hợp của Leah, từ người bạn ở Indonesia của Leah, đến người đã đưa cô đến Singapore, người đưa cô đến căn hộ, có quá nhiều trung gian. "Cần sửa đổi luật có thể cho phép bắt giữ điều tra cả những kẻ trung gian này, từ đó lần ra kẻ chủ mưu", bà Gloria James bổ sung.
“Đường dây buôn bán phụ nữ làm gái mại dâm hoạt động như một tổ chức chặt chẽ, những người tham gia đều được phân cấp, không phải ai cũng tiếp cận được tên đầu sỏ”, James giải thích. Kể cả là một thành viên tổ chức cũng chưa chắc biết danh tính thật sự của kẻ chủ mưu.
Nhiều người chỉ tham gia một mắt xích của đường dây và cũng chẳng quan tâm ai thật sự đứng đằng sau, họ chỉ cần xong việc và nhận tiền.
Nạn nhân cũng thành kẻ đồng loã
Một gái mại dâm Singapore đứng đợi khách ở phố đèn đỏ khu Geylang |
Kể cả có được nhân chứng thì việc thuyết phục họ ra toà cũng rất khó khăn. Càng đường dây càng lớn thì nhân chứng càng sợ lộ mặt. “Họ sợ bị trả thù dưới nhiều hình thức”, ông Cory Wong – nhân viên cao cấp của tập đoàn Luật Invictus cho biết.
Các nạn nhân cũng sợ phải công khai nói lên sự thật. Như Leah, cô sợ con trai và gia đình cô sẽ bị trả thù.
Khi Leah nhận ra cô rơi vào ổ mại dâm, cô đã tìm cách chạy trốn. Cô đã hỏi những người phụ nữ khác cùng làm gái mại dâm ở đó. Và họ nói: “Đừng kêu ca. Cứ làm việc, Chỉ cần cười nhẹ nhàng, nói năng tử tế và bọn đàn ông sẽ đến và tìm em”.
“Đừng có chạy trốn nếu không sẽ rắc rối. Đừng có để ai biết mình khóc, mình buòn. Cứ tỏ ra vui vẻ”, một gã ma cô khuyên bảo.
Những kẻ buôn người biết rõ gia đình cô ở Indonesia. Để gia đình an toàn, cô bắt buộc phải làm theo yêu cầu.
Một gái mại dâm ôm đầu đau đớn sau khi phải tiếp khách liên tục |
“Tôi cũng muốn chạy trốn chứ, nhưng bằng cách nào. Tôi chẳng biết ai ở Singapore và chắng biết trốn đi đâu”, Leah nức nở.
Những người phụ nữ như Leah cư trú bất hợp pháp ở Singapore, không có công việc ổn định và nếu tìm đến công quyền sẽ bị kết tội và trục xuất”, bà Gloria James giải thích. Họ không thể báo cảnh sát nếu bị lạm dụng. Thậm chí họ có thể bị chính các gã ma cô tố cáo với cảnh sát nếu không làm vừa ý chúng.
"Chúng tôi muốn tạo ra một sự hỗ trợ tốt hơn với các nạn nhân của bọn buôn người”, ông Darryl David, một Đại biểu Quốc hội nói vào ngày thứ hai vừa qua.
Về các trường hợp nhân chứng, “Chính quyền có thể chấp nhận tha bổng cho một số trường hợp nạn nhân”, bà Jaya Anil Kumar, giám đốc của tổ chức nhân đạo di dân kinh tế (HOME) cho biết.
Nhưng nhiều người bị bán đi vẫn phải đối mặt với nguy hiểm ngay cả luật đã chặt chẽ hơn và cả khi đã về nhà. Một vài người phải vay nặng lãi để có tiền đi Singapore nên họ cần làm việc trả nợ. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người thà bị hành hạ chứ không chịu ra làm chứng.
“Nếu chúng ta đuổi những người phụ nữ này về với một khoản nợ, thì nghĩa là đẩy họ vào mối mối nguy hiểm khác và họ sẽ có thể vẫn trở lại”, bà Ong - một Đại biểu Quốc hội nói.
Cá biệt, “Một vài người phụ nữ bị bán đến Singapore sau đó lại trở thành thành viên tích cực đi tìm các nạn nhân khác để kiếm thêm tiền”, Sylvia Lee, nhà sáng lập tổ chức NGO EmancipAsia tiết lộ.
“Họ không thể rút ra khỏi đường dây, quá khó. Và khi không thể thì họ gia nhâp và tổ chức ấy".
Leah đã nghỉ hưu. “Lần cuối ở Singapore, tôi vẫn gặp gã ma cô từng dẫn mình đến nhà chứa, nhưng hắn không nhận ra tôi”, cô kể lại, “Tim tôi đập nhanh. Vì tôi nhớ cái thời điểm lần đầu tiên phải tiếp khách”.
Dẫu sao Leah vẫn là cô gái may mắn vì đã trở về an toàn. Cô cho rằng Chính phủ Singapore đã có sự thay đổi tích cực để bảo vệ các cô gái như cô.
“Tôi nghĩ sự thay đổi là đủ, nhưng các tổ chức có nhiều cách đánh lừa cảnh sát”, dẫu sao Leah vẫn hoài nghi.
Sự tàn bạo của các băng đảng buôn người xuyên biên giới
Nghi vấn cô gái đến từ Việt Nam là một trong 39 nạn nhân chết trong container trên đường nhập cư bất hợp pháp vào Anh, gây hoang mang 2 ngày qua.