Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng bị nhắc nhở vì vì quy định chống dịch gây bức xúc

Một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… khi ban hành các quy định phòng, chống dịch chưa cân nhắc kỹ lưỡng một số mặt.

Chiều 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới hơn 9.000 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã; tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

  Thủ tướng họp trực tuyến với hơn 9.000 xã phường.

Thủ tướng họp trực tuyến với hơn 9.000 xã phường.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đánh giá công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. Tuy nhiên có một số địa phương đã ban hành các quy định chưa cân nhắc kỹ lưỡng gây bức xúc trong dư luận.

Cụ thể như các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… ban hành các quy định như giao thông, lưu thông hàng hóa, chưa cân nhắc kỹ lưỡng một số mặt như cách làm, thời điểm thực hiện, việc đánh giá tác động và chuẩn bị truyền thông… Điều này đã gây bức xúc trong dư luận. Một số địa phương ban hành các hướng dẫn khác với Trung ương chưa kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả vừa qua cho thấy, công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng, phù hợp với diễn biến tình hình của đất nước. Dù vậy do dịch bệnh vẫn còn khó lường nên cần phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và phải tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả.

"Chúng ta rút kinh nghiệm hai năm qua, học hỏi kinh nghiệm thế giới, qua đó, từng bước hoàn thiện biện pháp chống dịch, chúng ta đang đi đúng, trúng. Điều chỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tập trung sang kết hợp hai hoà, vừa lãnh đạo chỉ đạo chuyên sâu, lại phân cấp, phân quyền, lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài, người dân là chiến sĩ, người dân là chủ thể, trung tâm trong phòng, chống dịch, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo, Trung tâm chỉ huy và kiểm tra trực tuyến đã kết nối đến hơn 5.500 xã, phường trên cả nước (chiếm khoảng 50%); 19 tỉnh, thành phố phía Nam kết nối 2.594 điểm cầu (đạt 100%). Các địa phương đã thực hiện tương đối nghiêm việc kiểm soát phòng, chống dịch, phát huy vai trò tổ cộng đồng và huy động các lực lượng tham gia. 

Để mỗi xã, phường, thị trấn thực sự là một "pháo đài", các địa phương cần tiếp tục kiện toàn, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cần chuẩn bị phương án sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh, không để lúng túng, bị động, tăng kiểm tra giám sát…

Ban chỉ đạo còn chỉ ra một số nơi có lúc chưa thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ, chưa làm tốt, chưa nắm vững quan điểm chỉ đạo, chưa xác định được nhiệm vụ của xã, phường (pháo đài) phải làm gì, người dân (chiến sĩ) phải làm gì…

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo chống dịch như chống giặc; lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện, chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.

Tiếp tục đảm bảo cung cấp thông tin về dịch bệnh minh bạch, kịp thời đến người dân; Truyền thông là để dân biết – dân hiểu – dân tin – dân theo – dân làm. Chỉ có như vậy thì mới chống dịch thành công. 

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường, dứt khoát không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Các địa phương cần triệt để, thần tốc xét nghiệm trên diện rộng cho toàn bộ người dân, mở rộng và nâng cao năng lực điều trị, khẩn trương tiêm vắc xin, phát huy vai trò các tổ cộng đồng…

Chủ động xét nghiệm sàng lọc, chuẩn bị sẵn sàng phương án khi có ca trong cộng đồng và tăng nhanh, nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm, thu dung, khẩn trương tiêm vắc xin và mua sắm vật tư, trang thiết bị…

Gắn với việc đảm bảo an sinh, có điểm cung ứng thực phẩm, huy động người khỏe mạnh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, người đã khỏi bệnh, đủ điều kiện di chuyển an toàn tham gia vận chuyển hàng hóa, lương thực; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa…

Thanh Mai

Giá bột mì, bột gạo tăng phi mã, người mua vẫn không thể có hàng

Giá bột mì, bột gạo tăng phi mã, người mua vẫn không thể có hàng

Thị trường thực phẩm hôm nay dồi dào, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với thực phẩm nhờ lực lượng shipper và đi chợ hộ. Tuy nhiên giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao trong đó có bột mì, bột gạo giá tăng gấp đôi so với trước đó.

Đọc nhiều nhất