Ngày 19/11, bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế quận cho biết đang rà soát danh mục thuốc, thiết bị y tế, dự trù nguồn nhân lực cho các trạm lưu động.
Theo Sở Y tế Hà Nội, các trạm y tế được thành lập dựa trên yêu cầu chung từ Bộ Y tế, có nhiệm vụ quản lý, theo dõi F0 tại nhà và cộng đồng, xét nghiệm, tiêm chủng vaccine đồng thời khám và cấp thuốc cho những bệnh khác. Mỗi phường, xã có một trạm y tế lưu động. Dự kiến toàn thành phố có tổng cộng 508 trạm lưu động, trong đó 20 trạm đặt ở đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Các trạm sẽ quản lý, chăm sóc người bệnh cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận y tế. Các trung tâm y tế quận, huyện đóng vai trò chủ đạo trong tham mưu thành lập và vận hành các trạm y tế lưu động.
Khác với TP.HCM, các trạm y tế lưu động tại Hà Nội chưa hoạt động, một số trạm mới chỉ diễn tập. Hà Nội đã thành lập 5 cơ sở thu dung, điều trị F0 nhẹ tại quận, huyện, xem như thí điểm thu dung, điều trị F0 tại địa phương.
Các trạm lưu động cũng chưa chuẩn bị các túi thuốc cho F0 tại nhà như TP.HCM. Các trạm y tế lưu động cũng sẽ cấp phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà theo nguyên tắc chung nhưng kế hoạch cụ thể cần thuốc như thế nào, bao nhiêu và sẽ phát tới người dân theo hình thức nào chưa được nêu rõ.
Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM đánh giá Hà Nội thành lập các trạm y tế lưu động kịp thời sẽ giúp chủ động ứng phó với Covid-19 nhưng cần rút kinh nghiệm từ TP.HCM và các tỉnh có dịch để kiện toàn trạm y tế lưu động hơn. Nhân lực y tế và cơ cấu được quyết định phụ thuộc vào quy mô và nhiệm vụ của trạm y tế lưu động.
Vấn đề tiếp theo cần chú ý là đảm bảo đủ trang thiết bị hỗ trợ y tế. Ở các trạm của TP HCM có lúc bị thiếu máy đo SpO2 (độ bão hòa oxy máu). Đây là thiết bị rất hiệu quả trong theo dõi và giảm nguy cơ tử vong ở người F0.
"Nếu chúng ta có thể trang bị và cho người bệnh mượn khi cần thiết sẽ giúp theo dõi F0 tại nhà tốt hơn. Ngoài ra, các trạm y tế còn cần các phương tiện cơ bản khác như thuốc, thiết bị đo nhiệt độ, huyết áp, bình oxy...", phó giáo sư Dũng nói.
Cuối cùng là hỗ trợ người bệnh. 80% người mắc Covid-19 không triệu chứng, nhẹ, họ vẫn cần được chăm sóc và hỗ trợ y tế kịp thời. Trạm y tế lưu động cần liên kết và huấn luyện tổ Covid-19 cộng đồng hoặc tổ phản ứng nhanh Covid-19 trợ giúp chăm sóc và phát thuốc cho F0 tại nhà.
Nhóm nhân viên y tế còn cần gắn kết với một bệnh viện tuyến trên để sẵn sàng tiếp nhận ngay người có dấu hiệu trở nặng hoặc ca khó cần cấp cứu y tế.
Khẩu trang làm từ vỏ hạt điều, đậu nành
Một công ty Singapore đã phát triển một loại khẩu trang y tế bền vững, sử dụng các sản phẩm tự nhiên và có thể tái sử dụng. (Nguồn: SCMP)