Hàng trăm ngôi sao đột ngột biến mất vĩnh viễn không để một chút dấu vết, chúng đã đi đâu?

Dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, vẫn chưa có đáp án cuối cùng giải thích việc vì sao các ngôi sao này đột ngột biến mất

Vào tháng 7/1952, giới thiên văn học đã xôn xao trước sự kiện ba ngôi sao đã đột ngột biến mất khỏi bầu trời đêm – mặc cho chúng vẫn được quan sát bằng kính viễn vọng 1 tiếng trước đó. Vào thời điểm đó, đài thiên văn Palomar gần San Diego, California (Mỹ) đã tiến hành khảo sát và chụp ảnh một khu vực cụ thể trên bầu trời đêm nhiều lần. Đây là một phần trong nỗ lực phát hiện các vật thể trong Hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh, khi chúng đi qua phía trước các ngôi sao khiến chúng mờ đi đôi chút.

Vào 8:52 tối hôm đó, các nhà thiên văn học đã chụp được hình ảnh một cụm ba ngôi sao nằm gần nhau. Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra vào lúc 9:45 tối, khi lần chụp ảnh thứ hai được thực hiện tại cùng khu vực đó đã không phát hiện được dấu vết của ba ngôi sao kể trên. Bản thân những ngôi sao này sau đó cũng vĩnh viễn không được phát hiện trở lại trên bầu trời đêm cho tới tận ngày nay, để lại một bí ẩn chưa được khám phá với nhiều lời giải thích đã được đưa ra.

Cụm 3 ngôi sao (vòng tròn khoanh đỏ) đã biến mất một cách bí ẩn khỏi bầu trời đêm (ảnh bên phải) chỉ sau có 50 phút.
Cụm 3 ngôi sao (vòng tròn khoanh đỏ) đã biến mất một cách bí ẩn khỏi bầu trời đêm (ảnh bên phải) chỉ sau có 50 phút.

Đáng nói, những sự kiện như vậy đã diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình con người bắt đầu theo dõi vũ trụ. Vào năm 2019, dự án có tên VASCO đã cố gắng lập danh mục có bao nhiêu ngôi sao đã biến mất khỏi quan sát của con người trong 70 năm qua. Kết quả, dự án đã thống kê được khoảng 100 ngôi sao ‘mất tích’ mà không có lời giải thích cụ thể.

Theo đó, dự án VASCO đã so sánh các hình ảnh do Đài thiên văn Hải quân Mỹ chụp từ năm 1949 trở đi với các hình ảnh từ cuộc khảo sát bầu trời Pan-STARRS từ năm 2010 đến năm 2014. Phần mềm mà nhóm nghiên cứu sử dụng đã đưa ra khoảng 150.000 nguồn phát ra ánh sáng tiềm năng đã biến mất trong những năm qua, trên tổng số 600 triệu nguồn ánh sáng được dự đoán.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện quy trình tham chiếu chéo với các bộ dữ liệu khác để thu hẹp phạm vi dữ liệu xuống quy mô nhỏ hơn. Quá trình này để lại cho họ 24.000 ứng viên, trước khi nhóm thực hiện các bước phân loại thủ công để loại trừ những trường hợp không thể quan sát do trục trặc camera và các lỗi khác. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã thống kê có khoảng 100 ứng cử viên – hay 100 ngôi sao – đã biến mất khỏi tầm nhìn của kính thiên văn.

Các ngôi sao đột ngột biến mất vĩnh viên không để một chút dấu vết đã đi đâu?

Về cơ bản, các ngôi sao có thể mờ đi như trường hợp sao siêu khổng lồ đỏ Betelgeuse, với độ sáng biểu kiến giảm khoảng 2,5 lần trong giai đoạn từ năm 2019 đến đầu 2020, trước khi trở lại bình thường. Điều này thường xảy ra khi các ngôi sao loại này bước vào cuối vòng đời, khi chúng chuẩn phát nổ như một siêu tân tinh để lại ánh sáng rực rỡ trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Tuy nhiên, những ngôi sao như Betelgeuse cũng không đơn giản hoàn toàn biến mất khỏi tầm quan sát của con người.

Một lời giải thích khác có thể là những ngôi sao này đã không thể trở thành siêu tân tinh, thay vào đó chúng tự sụp đổ thành một lỗ đen. Mặc dù vậy, những sự kiện như vậy được cho là cực kỳ hiếm gặp, với tỷ lệ xảy ra ở mức 1 trên 600 triệu, và cũng không thể giải thích được tại sao có rất nhiều điểm sáng biến mất trên bầu trời đêm. 

Dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, vẫn chưa có đáp án cuối cùng giải thích việc vì sao các ngôi sao này đột ngột biến mất khỏi tầm quan sát của con người
Dù đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, vẫn chưa có đáp án cuối cùng giải thích việc vì sao các ngôi sao này đột ngột biến mất khỏi tầm quan sát của con người

Các khả năng khác có thể khiến một ngôi sao đột ngột biến mất khỏi tầm quan sát có thể đến từ hiện tượng thiên văn có tên “Thấu kính hấp dẫn” (gravitational lensing). Hiện tượng này xảy ra khi không-thời gian bị biến dạng bởi các vật thể cực kỳ nặng trong vũ trụ, làm phóng đại hình ảnh của các vật thể ở xa. Đôi khi, hiện tượng này đã vô tình phóng đại các vụ nổ tia gamma hoặc các vụ nổ vô tuyến nhanh xảy ra ở những nơi xa xôi nhất trong vũ vụ, khiến nó xuất hiện như một nguồn phát sáng. Tuy nhiên, do các vụ nổ tia gamma và sóng vô tuyến nhanh chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn chỉ vài phút trước khi biến mất. Đây có thể là nguyên nhân khiến các nguồn sáng đột ngột mất tích khỏi bầu trời đêm.

Dù là bất kì nguyên nhân gì, việc vén màn bí ẩn cho câu hỏi tại sao hàng trăm ngôi sao đột nhiên biến mất khỏi bầu trời đêm vẫn chưa thể có đáp án cuối cùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những yếu tố thúc đẩy các nhà thiên văn học trong việc vén màn bí ẩn này. Một trong số đó chính là việc truy tìm tung tích của Quả cầu Dyson – một giả thuyết về việc nền văn minh tiên tiến đã xây dựng một siêu cấu trúc giả định bao quanh hoàn toàn một ngôi sao và hấp thu lấy một lượng lớn năng lượng thoát ra từ ngôi sao đó.

Nếu những cấu trúc như vậy thực sự tồn tại, nó đương nhiên sẽ che bớt một phần, hay thậm chí toàn bộ ánh sáng phát ra từ ngôi sao, khiến mọi kính thiên văn trên Trái đất không thể thu được hình ảnh của ngôi sao này – đồng nghĩa với việc nó sẽ ‘biến mất’ hoàn toàn. Đương nhiên, việc tìm kiếm những ngôi sao có chứa Quả cầu Dyson có thể dẫn dắt chúng ta biết được sự tồn tại của các nền văn minh ngoài hành tinh.

Tham khảo IFL Science

Anh Việt

Điều gì xảy ra tiếp theo khi WeWork nộp đơn xin phá sản?

Điều gì xảy ra tiếp theo khi WeWork nộp đơn xin phá sản?

WeWork đã chính thức nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào thứ Hai (6/11), đánh dấu kết thúc buồn cho một startup từng giá trị nhất nước Mỹ, tờ Business Insider đưa tin. Vậy điều gì xảy ra tiếp theo?