Học phí hơn 1 tỷ/4 năm học, bao nhiêu phần trăm sinh viên RMIT tốt nghiệp có việc làm ngay?

Nhiều người thắc mắc về số sinh viên RMIT ra trường có việc làm, cùng với đó là mức lương thưởng.

Trường Đại học RMIT từ lâu đã là một cái tên không còn xa lạ gì với những bạn trẻ đang tìm kiếm một môi trường học chất lượng nhất nhì tại Việt Nam. Những gương mặt hàng đầu trong làng giải trí như Tăng Thanh Hà, Mai Phương Thúy, Á hậu Phương Anh, Á hậu Thúy Vân... đều chọn RMIT làm nơi học hỏi và trau dồi kiến thức cho mình.

Trường Đại học RMIT
Trường Đại học RMIT

Đương nhiên, đi kèm với chất lượng đào tạo tốt của RMIT là một mức học phí khá... choáng váng. Tại RMIT, học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số môn sinh viên học trong từng học kỳ. Thông báo mới đây nhất của trường, học phí năm học 2024 được áp dụng cho sinh viên, học viên mới, nhập học các chương trình đại học và sau đại học tại RMIT Việt Nam trong năm 2024 như sau:

Đa phần học phí 3 năm học các ngành tại RMIT rơi vào khoảng 41.908 USD (1.003.709.000 đồng) với 288 tín chỉ, điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên phải đóng 334.570.000 đồng mỗi năm. Riêng 3 ngành là Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống Máy tính; Kỹ sư phần mềm; Robot và Cơ điện tử, sinh viên phải đóng 55.878 USD (1.338.278.000 đồng) cho 4 năm học với tổng 384 tín chỉ, tức 318.633.500 đồng cho mỗi năm. Đây là mức học phí tạm tính của nhà trường.

Nhiều người thắc mắc trường đóng học phí cao như vậy, vậy thì có bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm? Thông báo chính thức trên web của trường nhấn mạnh, 96% sinh viên RMIT nhận được lời mời làm việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp 1 năm với mức lương khởi điểm đáng mơ ước.

Học phí hơn 1 tỷ/4 năm học, bao nhiêu phần trăm sinh viên RMIT tốt nghiệp có việc làm ngay?
Nhiều người nổi tiếng từng theo học tại trường
Nhiều người nổi tiếng từng theo học tại trường

Theo chia sẻ của nhà trường, có một số lý do khiến sinh viên của trường được chào đón khi ra nhập thị trường lao động đó chính là:

(1) 100% đào tạo bằng Tiếng Anh: Việc học tập với giảng viên đến từ nhiều quốc gia và toàn bộ giáo trình bằng Tiếng Anh đã giúp các sinh viên khi đi làm không gặp bất cứ khó khăn nào trong giao tiếp. 

Đặc biệt, với các chương trình trao đổi, chuyển tiếp tại trụ sở chính RMIT Melbourne (Úc) cùng hơn 200 đại học đối tác trên toàn thế giới, RMIT tự hào trang bị một nền tảng vững chắc về khả năng độc lập và hòa nhập nhanh trong môi trường đa văn hóa. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến sinh viên RMIT được các doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng.

(2) Tập trung học tập trải nghiệm thực tế: Với chương trình học cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn, được tham vấn chặt chẽ từ doanh nghiệp ngay từ khi nghiên cứu và thiết kế chương trình, các kiến thức học tại RMIT bao gồm các xu hướng quốc tế cập nhật nhất, được áp dụng cụ thể vào bối cảnh của Việt Nam. Đặc biệt, sinh viên được học các môn chuyên ngành ngay từ năm nhất và có cơ hội thực hành những hoạt động/dự án được thiết kế riêng cho từng ngành học, phù hợp với thị trường trong nước cũng như quốc tế. 

Các hoạt động này có thể là các buổi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, dự án làm theo yêu cầu của chính các doanh nghiệp này, hay các buổi thuyết trình ý tưởng/sản phẩm. Đại diện trong ngành cũng sẽ được mời đến dự các buổi thuyết trình này và từ đó chấm điểm, hoặc thậm chí mua lại ý tưởng của sinh viên. Từ đó các cơ hội công việc cũng đến với các em nhiều hơn.

(3) Dịch vụ hướng nghiệp chuyên nghiệp: Hàng năm, phòng Tư vấn hướng nghiệp tại Đại học RMIT Việt Nam đều tổ chức rất nhiều hoạt động và dịch vụ nhằm hỗ trợ sinh viên lên kế hoạch, đưa ra các quyết định nghề nghiệp, cũng như tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp. Nổi bật có thể kể đến: Khóa học Viết hồ sơ xin việc và kỹ năng phỏng vấn dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đi thực tập; Chương trình Cố vấn Nghề nghiệp nơi sinh viên được kết nối với với một chuyên gia trong lĩnh vực mình theo đuổi và được giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghề nghiệp đồng thời giúp sinh viên khám phá những cơ hội tuyển dụng...

Tổng hợp

Đông

Nhịn ăn chơi để mua vàng mỗi tháng từ thời sinh viên: 10 năm sau đem bán, đủ tiền lấy chồng và mua nhà!

Nhịn ăn chơi để mua vàng mỗi tháng từ thời sinh viên: 10 năm sau đem bán, đủ tiền lấy chồng và mua nhà!

Thu Ngọc mua vàng hàng tháng từ những năm 20 tuổi, khi vẫn còn đang là sinh viên.